MÙA ĐÔNG BUỒN CHÁN
Có thể một thưở đã từng
mặt trời chiếu trên trái đất
hoa tím, hoa hồng khoe sắc
nụ cười, say đắm, nồng nàn?
Có thể một thưở đã từng
thời tuổi thanh xuân da diết
từng có vinh quang, sắc đẹp
tình yêu, đức hạnh, lòng tin?
Có thể một thưở đã từng
thời Homer, Valmiki* sống
nhưng biết làm sao so sánh
mặt trời ngày đó đã tàn.
Còn tôi giấu trong màn sương
mùa đông chỉ còn gió rét
thế giới tro tàn đã chết
có thể ngày ấy đã từng.
_____________
*Homer (sống vào khoảng thế kỷ VIII tr. CN) – nhà thơ Hy Lạp cổ đại, tác giả của Iliat và Odyssey. Valmiki (sống vào khoảng thế ký V – IV tr. CN) – nhà thơ Ấn Độ cổ đại, tác giả của thiên sử thi Ramayana.
Tedio Invernale
Ma ci fu dunque un giorno
su questa, terra il sole?
Ci fųr rose e viole,
luce, sorriso, ardor?
Ma ci fu dunque un giorno
la dolce giovinezza
la gloria e la bellezza
fede, virtude, amor?
Ciō forse avvenne ai tempi
d'Omero e di Valmichi,
ma quei son tempi antichi,
il sole or non č pių.
E questa ov'io m'avvolgo
nebbia di verno immondo
č cenere d'un mondo
che forse un giorno fu.
ĐÊM ĐÔNG
Về phía trước, tuyết như là ánh sáng
Lấp lánh trên đồi và trải dài ra
Xào xạc dưới chân, hơi thở của ta
Như hơi nước chạy vào trong gió thoảng.
Tất cả lặng im. Giữa trời thanh vắng
Mây lặng ngừng, trăng như kẻ tuần tra
Bơi giữa một màu trắng đục nhạt nhòa
Dùng bóng cây thông làm nơi trú ẩn.
Không đường nét, kinh hoàng như ý tưởng
Cái chết ước mong vây bủa quanh ta
Rồi tan ra, lơ lửng với sương mù
Và nảy sinh ý nghĩ về những sóng
Hướng trời kêu: ôi băng giá, đêm đông
Giờ trong mồ tìm đâu ra ngày tháng?
Notte d’inverno
Innanzi, innanzi. Per le foscheggianti
Coste la neve ugual luce e si stende,
E cede e stride sotto il piè: d'avanti
Vapora il sospir mio che l'aer fende.
Ogni altro tace. Corre tra le stanti
Nubi la luna su 'l gran bianco e orrende
L'ombre disegna di quel pin che tende
Cruccioso al suolo informe i rami infranti,
Come pensier di morte desiosi.
Cingimi, o bruma, e gela de l'interno
Senso i frangenti che tempestan forti;
Ed emerge il pensier su quei marosi
Naufrago, ed al ciel grida: O notte, o inverno,
Che fanno giù ne le lor tombe i morti?
Ở VÙNG TERME DI CARACALLA
Những đám mây đen bay qua Aventino, Celio
ngọn gió buồn từ đồng bằng mang hơi ẩm
đằng xa – những ngọn đồi Albani
đứng trong tuyết trắng.
Dưới màu tro của tấm khăn voan
dâng lên màu xanh, cô gái người Anh tìm trong sách
những cuộc tranh luận của thời xa lắc
và bầu trời với những viên đá thành Rôm.
Bầy quạ đen không ngừng tiếng kêu vang
quạ bay giữa trời như có vẻ
tiếng gọi của ai nghe rất dữ
và to lớn vô cùng.
Người khổng lồ cổ đại mơ tưởng, than phiền
bầy yêu tinh – với trời xanh tranh luận?
Từ Laterano nghiêm trang đổ xuống
một hồi chuông.
Kẻ lười biếng quấn vào chiếc áo choàng
miệng huýt gió, không nhìn ai hết
bây giờ ta gọi ngươi, bệnh sốt rét
ở đây, ngươi là thiên thần.
Nếu động đến ngươi giọt nước mắt tuyệt trần
và lời van xin của nhiều bà mẹ
chùi nước mắt cho bầy con trẻ
cúi mình xuống nhọc nhằn
để chạm đến Palazio vinh quang
cái bàn thờ xưa (ngọn đồi evandrio
Tebro trong buổi chiều vật vờ
khắp Campidoglio
hoặc Aventino, rồi trở về
ngắm quảng trường dưới mặt trời đầy nắng
và hát trong im lặng
bài ca Saturino).
Bệnh sốt rét, ngươi hãy xua đi
những kẻ mới đến với những gì nhỏ nhắn
điều khủng khiếp này, xin hãy kính trọng
thiên thần đang ngủ của thành Rôm
ở Palatino – kiêu hãnh ngẩng đầu lên
ở Aventino, Celio buông tay xuống
từ Capena đến Appia con đường lớn
giũ sạch bờ vai.
______________
* Terme di Caracalla – là một khu phức hợp giải trí công cộng gồm có nhà tắm nóng lạnh, bể bơi, phòng tập luyện, quán café… với diện tích hàng chục hécta được xây dựng ở La Mã cổ đại trong các năm 212 – 217 và mang tên của Hoàng đế Caracalla. Ngày nay, đống tro tàn của khu vực này là một điểm du lịch nổi tiếng thu hút khách từ khắp nơi trên thế giới. Nhà thơ đưa ra những suy ngẫm của mình khi đứng trước thắng cảnh, điểm du lịch nổi tiếng này.
Dinanzi Alle Terme di Caracalla
Corron tra ’l Celio fósche e l’Aventino
le nubi: il vento dal pian tristo move
umido: in fondo stanno i monti albani
bianchi di neve.
A le cineree trecce alzato il velo
verde, nel libro una britanna cerca
queste minacce di romane mura
al cielo e al tempo.
Continui, densi, neri, crocidanti
versansi i corvi come fluttuando
contro i due muri ch’a piú ardua sfida
levansi enormi.
“Vecchi giganti, - par che insista irato
l’augure stormo - a che tentate il cielo?„
Grave per l’aure vien da Laterano
suon di campane.
Ed un ciociaro, nel mantello avvolto,
grave fischiando tra la folta barba,
passa e non guarda. Febbre, io qui t’invoco,
nume presente.
Se ti fûr cari i grandi occhi piangenti
e de le madri le protese braccia
te deprecanti, o dea, da ’l reclinato
capo de i figli:
se ti fu cara su ’l Palazio eccelso
l’ara vetusta (ancor lambiva il Tebro
l’evandrio colle, e veleggiando a sera
tra ’l Campidoglio
e l’Aventino il reduce quirite
guardava in alto la città quadrata
dal sole arrisa, e mormorava un lento
saturnio carme);
Febbre, m’ascolta. Gli uomini novelli
quinci respingi e lor picciole cose:
religïoso è questo orror: la dea
Roma qui dorme.
Poggiata il capo al Palatino augusto,
tra ’l Celio aperte e l’Aventin le braccia,
per la Capena i forti ómeri stende
a l’Appia via.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét