Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

Thơ tình Dante Alighieri


ĐỊA NGỤC KHÚC V

Chuyện tình Francesca da Rimini và Paolo Malatesta

Vậy là tôi đã đi hết một tầng
Xuống tầng hai này không gian càng hẹp
Nhưng nghe nhiều hơn những tiếng khóc than.

4   Minốt đứng đó nghiến răng ken két
Khảo tội từng người vừa mới tới đây
Phán tội rồi đuổi đi, roi xoay tít.

7   Khi một linh hồn khốn khổ tới đây
Phải trình diện và cung khai tội trạng
Thì quan âm binh xét xử như vầy:

10  Vị quan xem xét và quan cân nhắc
Tội trạng hồn này theo số vòng roi
Để chỉ định theo số tầng địa ngục.

13  Các âm hồn hối hả, chen chúc nhau
Kẻ trước người sau để chờ phán xét
Rồi lắng nghe, và họ nói với nhau.

16  “Sao ngươi đến đây, vị khách tội nghiệp –
Nhận ra tôi, Minốt chợt kêu lên
Thậm chí quên rằng mình đang làm việc –

19  Sao ngươi đến đây và đi cùng ai?
Chớ coi thường, không dễ vào đâu nhé!”
Thầy tôi trả lời: “Ai xuống chốn này

22  Thì chớ ngăn cản người ta như thế
Ai muốn thì hãy cứ để cho người
Làm việc muốn. Làm ơn im miệng lại!”

25  Tôi nhận ra cảnh đau khổ ngậm ngùi
Nghe tiếng thở than và tôi bước đến
Muôn tiếng khóc than ùa đến quanh tôi.

28  Tôi ở nơi ánh sáng đều tắt ngấm
Và giống như tiếng sóng biển, gầm gừ
Hai ngọn gió giằng xé nhau cuồng loạn.

31  Gió địa ngục không yên nghỉ bao giờ
Cuốn âm hồn vào cơn điên của nó
Rồi gió xoay vần, hành hạ, đập, va.

34  Khi những hồn đến lối đi đất lở
Thì bỗng ồn lên những tiếng khóc than
Ồn lên mọi lời thánh thần báng bổ.

37  Tôi hiểu ra, đây là tầng cực hình
Dành cho những tội đồ về xác thịt
Lý trí thấp hơn, dục vọng cao hơn.

40  Như đôi cánh của bầy chim co quắp
Lượn xoay vòng giữa trời lạnh, giá băng
Trận cuồng phong cuốn những linh hồn ác.

43  Cuốn khắp đó đây, hạ xuống, tung lên
Không một chút hy vọng nào được nghỉ
Hay ước mong được giảm bớt cực hình.

46  Như đàn sếu bay về nam tránh gió
Kêu thảm thiết buồn giữa chốn không trung
Trước mặt tôi, một vòng tròn nức nở.

49  Tôi hỏi Thầy: “Âm hồn bị cuồng phong
Giằng xé đó, thì họ là ai vậy
Sao bị hành hình bởi ngọn gió đen?”

52  Thầy trả lời: “Cái người đầu tiên ấy
Con hãy nhìn xem, là một nữ hoàng
Xưa từng cai trị nhiều dân tộc đấy.

55  Bà ta là người quỉ quyệt, gian tham
Đem biến thói dâm ô thành luật pháp
Cho thoát khỏi lời đàm tiếu của dân.

58  Đó là Xêmiramít mà ta biết được
Là hoàng hậu, người kế vị Ninô
Cai quản thành đô dâng cho vương quốc.

61  Kia, người đàn bà tự sát vì tình
Phản nắm xương Xikêô chồng cũ
Kia là Cờlêôpát – nữ hoàng dâm.

64  Còn kia Êlêna, một thời khó nhọc
Đã nổ ra vì sắc đẹp của nàng
Kia là Asin bị tình yêu khuất phục.

67  Và Parítxơ, và Tờrixtăng”.
Thầy kể tên và lấy tay chỉ trỏ
Những kẻ vì tình loại khỏi trần gian.

70  Khi tôi lắng tai nghe nhà học giả
Nêu tuổi tên bao hiệp sĩ, giai nhân
Thì lòng tôi bồi hồi, xao xuyến quá!

73  Tôi nói: “Hỡi nhà thơ, con rất mong
Được trò chuyện cùng hai người sánh bước
Đang cuốn theo làn gió rất nhẹ nhàng”.

76  Thầy bảo tôi: “Chút rồi con sẽ gặp
Và hãy thỉnh cầu khi họ đến đây
Họ sẽ tới, theo tình yêu dẫn dắt”.

79  Khi gió đẩy họ về phía chúng tôi
Tôi kêu lên: “Hỡi hai hồn đau khổ
Hãy trò chuyện cùng tôi, cả hai người!”

82  Như đôi chim câu nghe lời của tổ
Sải cánh theo tiếng gọi của đam mê
Theo niềm khát vọng, vượt bầu không khí.

85  Thế là họ tách khỏi nhóm Điđô
Tách bầu âm khí, phía tôi hướng đến
Họ vui lòng theo tiếng gọi từ bi.

88  “Hỡi sinh linh đáng yêu và nhân hậu
Đã ghé thăm nơi Địa ngục tối tăm
Chúng tôi những kẻ phàm trần nhuộm máu.

91  Giá như Thượng Đế sẽ là bạn thân
Thì chúng tôi cầu cho ngươi vạn sự
Vì rủ lòng thương cho cảnh đau lòng.

94  Nếu ngươi muốn hỏi, muốn nghe gì đó
Thì chúng tôi bộc lộ rất sẵn lòng
Khi nơi này dịu bớt đi ngọn gió.

97  Tôi sinh ra ở bên một dòng sông
Dòng sông Pô, nơi hạ thấp dòng chảy
Rồi các nhánh vào một biển hòa chung.

100 Tình đốt cháy những con tim dịu dàng
Tình quyến rũ, tình khát khao thân xác
Và say sưa, khủng khiếp giờ cuối cùng.

103 Tình sai khiến cả người yêu dấu nhất
Làm mê hồn, cuốn hút hai chúng tôi
Vòng tù hãm vững bền, ngươi đã biết.

106 Tình dẫn về cái chết cả hai người
Dìm ngày xanh trong Caina địa ngục”
Từ miệng họ tôi nghe thấy những lời.

109 Những chiếc bóng thật vô cùng tội nghiệp
Tôi cúi đầu trên ngực, trong u sầu
“Con nghĩ gì?” – Thầy của tôi thắc mắc.

112 “Ô, có ai người biết – tôi bắt đầu –
Mơ ước nào và từ đâu tai nạn
Dẫn hai người đi vào cõi khổ đau!”

115 Sau đó, hướng về những hồn im lặng
Tôi rằng: “Phờrăngxétxca, những lời em
Ta nghe theo bằng nước mắt thương cảm.

118 Nhưng hãy nói: giữa thổn thức ngày xanh
Có phải vì em do ai xúi giục
Hay dẫn dắt em dan díu với tình?”

121 Nàng trả lời: “Nhớ lại ngày hạnh phúc
Trong bất hạnh càng khiến cõi lòng đau
Vị học giả của ngươi chắc biết được.

124 Nhưng ngươi muốn nghe câu chuyện từ đầu
Tình khổ đau, tình chất đầy khao khát
Thì em tiếc lời và nước mắt đâu.

127 Có một lần em với chàng đã đọc
Về Lancelot – một câu chuyện ngọt ngào
Rồi cả hai, ai cũng đều sơ suất.

130 Từng nhiều lần tái mặt qua trang sách
Mắt nhìn nhau trong bí ẩn rung lên
Và đành để câu chuyện kia khuất phục.

133 Khi đọc rằng với nụ hôn của mình
Vào nụ cười bờ môi chàng áp sát
Em với chàng đau khổ đến ngàn năm.

136 Và cuốn sách trở thành Galeôt
Chàng hôn môi, em bần bật run lên
Không còn ai đọc đến cùng trang sách”.

139 Hồn nói xong, vẻ tức tối vô cùng
Còn hồn kia cũng khổ đau nức nở
Tôi như người chờ đợi phút lâm chung

142 Như người chết, tôi ngã nhoài sau đó.


CHÚ THÍCH KHÚC V

4. Minốt đứng đó nghiến răng ken két - Minos, theo thần thoại Hy Lạp là vua xứ Creta, nổi tiếng công bằng và nghiêm khắc. Trong Địa ngục của Dante, Minos là quan phán xét, người chỉ định mức độ cực hình đối với các linh hồn lầm lỗi.
58. Đó là Xêmiramít - Semiramis, nữ hoàng của xứ Caldea và Assiria, thế kỷ XIV tr. CN, nổi tiếng xinh đẹp và dâm đãng, đã ban bố đạo luật thừa nhận sự loạn luân.

59. Ninô - Nino (Ninus), chồng Semiramis.

61. Người đàn bà tự sát vì tình - chỉ Didone (Dido), nữ hoàng của Cartagine (Carthage), vợ góa của Sicheo, đã yêu Enea say đắm khi chàng đi tìm miền đất để xây dựng thành Tơroa mới bị dạt vào xứ Cartagine. Enea phải tiếp tục ra đi, Didone tuyệt vọng và tự sát, như vậy là đã phản lại thề ước với người chồng cũ.

63. Cờlêôpát - nữ hoàng dâm - Cleopatras (69-30 tr. CN), nữ hoàng Ai Cập, là tình nhân của nhiều người, trong đó có Cesare và Antonio.

64. Còn kia Êlêna - Elena (Helen), nữ hoàng xứ Sparta, vợ của Menelao bị Paride bắt cóc đưa về Tơroa trở thành nguyên nhân của cuộc chiến thảm khốc kéo dài 10 năm mà Dante gọi là “một thời khó nhọc”.

66. Asin bị tình yêu khuất phục - Achille, anh hùng Hy Lạp trong cuộc chiến Tơroa, yêu nàng Polissena, con gái vua Priamo, bị lôi kéo vào bẫy gian và bị giết chết.

67. Và Parítxơ, và Tờrixtăng - Paride (Paris), người đã bắt cóc Elena; Tristan, nhân vật hiệp sĩ văn học trung cổ (Pháp, Đức), người yêu của Iđơn.

73-74. Hai người sánh bước - đây là hai chiếc bóng không rời nhau của Fransesco da Rimini và Paolo Malatesta. Fransesco da Rimini là con gái của Gido da Polenta, lãnh chúa Ravenna đã gả cho Giancotto Malatesta, con trai của lãnh chúa Rimini - là một gã xấu trai và thọt chân nhưng độc ác. Khi Giancotto bắt gặp Fransesco dan díu với em trai mình là Paolo, đã đâm chết cả hai người bằng một nhát kiếm. Câu chuyện này xảy ra trong những năm 1283-1286.

107. Dìm ngày xanh trong Caina địa ngục - Caina, đoạn đầu của vòng thứ chín địa ngục, nơi hành quyết những kẻ phản bội người thân của mình.

128. Câu chuyện ngọt ngào - Lancialotto (Lancelot) là câu chuyện tình yêu của Pháp thế kỉ 13 về chàng hiệp sĩ Lancelot và tình yêu của chàng đối với hoàng hậu Guinevere (Gunivra), vợ của vua Arthur. Câu chuyện này thời đó đã được dịch ra tiếng Italia.

136. Và cuốn sách trở thành Galeôt - Galeotto, người đã thuyết phục hoàng hậu Guinevere hôn chàng Lancelot vốn rất rụt rè, nhút nhát.

Divina Commedia/Inferno/Canto V

Così discesi del cerchio primaio
giù nel secondo, che men loco cinghia
e tanto più dolor, che punge a guaio.3

Stavvi Minòs orribilmente, e ringhia:
essamina le colpe ne l’intrata;
giudica e manda secondo ch’avvinghia.6

Dico che quando l’anima mal nata
li vien dinanzi, tutta si confessa;
e quel conoscitor de le peccata9

vede qual loco d’inferno è da essa;
cignesi con la coda tante volte
quantunque gradi vuol che giù sia messa.12

Sempre dinanzi a lui ne stanno molte:
vanno a vicenda ciascuna al giudizio,
dicono e odono e poi son giù volte.15

"O tu che vieni al doloroso ospizio",
disse Minòs a me quando mi vide,
lasciando l’atto di cotanto offizio,18

"guarda com’entri e di cui tu ti fide;
non t’inganni l’ampiezza de l’intrare!".
E ’l duca mio a lui: "Perché pur gride?21

Non impedir lo suo fatale andare:
vuolsi così colà dove si puote
ciò che si vuole, e più non dimandare".24

Or incomincian le dolenti note
a farmisi sentire; or son venuto
là dove molto pianto mi percuote.27

Io venni in loco d’ogne luce muto,
che mugghia come fa mar per tempesta,
se da contrari venti è combattuto.30

La bufera infernal, che mai non resta,
mena li spirti con la sua rapina;
voltando e percotendo li molesta.33

Quando giungon davanti a la ruina,
quivi le strida, il compianto, il lamento;
bestemmian quivi la virtù divina.36

Intesi ch’a così fatto tormento
enno dannati i peccator carnali,
che la ragion sommettono al talento.39

E come li stornei ne portan l’ali
nel freddo tempo, a schiera larga e piena,
così quel fiato li spiriti mali42

di qua, di là, di giù, di sù li mena;
nulla speranza li conforta mai,
non che di posa, ma di minor pena.45

E come i gru van cantando lor lai,
faccendo in aere di sé lunga riga,
così vid’io venir, traendo guai,48

ombre portate da la detta briga;
per ch’i’ dissi: "Maestro, chi son quelle
genti che l’aura nera sì gastiga?".51

"La prima di color di cui novelle
tu vuo' saper", mi disse quelli allotta,
"fu imperadrice di molte favelle.54

A vizio di lussuria fu sì rotta,
che libito fé licito in sua legge,
per tòrre il biasmo in che era condotta.57

Ell’è Semiramìs, di cui si legge
che succedette a Nino e fu sua sposa:
tenne la terra che ’l Soldan corregge.60

L’altra è colei che s’ancise amorosa,
e ruppe fede al cener di Sicheo;
poi è Cleopatràs lussurïosa.63

Elena vedi, per cui tanto reo
tempo si volse, e vedi ’l grande Achille,
che con amore al fine combatteo.66

Vedi Parìs, Tristano"; e più di mille
ombre mostrommi e nominommi a dito,
ch’amor di nostra vita dipartille.69

Poscia ch’io ebbi ’l mio dottore udito
nomar le donne antiche e ’ cavalieri,
pietà mi giunse, e fui quasi smarrito.72

I’ cominciai: "Poeta, volontieri
parlerei a quei due che ’nsieme vanno,
e paion sì al vento esser leggeri".75

Ed elli a me: "Vedrai quando saranno
più presso a noi; e tu allor li priega
per quello amor che i mena, ed ei verranno".78

Sì tosto come il vento a noi li piega,
mossi la voce: "O anime affannate,
venite a noi parlar, s’altri nol niega!".81

Quali colombe dal disio chiamate
con l’ali alzate e ferme al dolce nido
vegnon per l’aere, dal voler portate;84

cotali uscir de la schiera ov’è Dido,
a noi venendo per l’aere maligno,
sì forte fu l’affettüoso grido.87

"O animal grazïoso e benigno
che visitando vai per l’aere perso
noi che tignemmo il mondo di sanguigno,90

se fosse amico il re de l’universo,
noi pregheremmo lui de la tua pace,
poi c’ hai pietà del nostro mal perverso.93

Di quel che udire e che parlar vi piace,
noi udiremo e parleremo a voi,
mentre che ’l vento, come fa, ci tace.96

Siede la terra dove nata fui
su la marina dove ’l Po discende
per aver pace co’ seguaci sui.99

Amor, ch'al cor gentil ratto s'apprende,
prese costui de la bella persona
che mi fu tolta; e 'l modo ancor m'offende.102

Amor, ch’a nullo amato amar perdona,
mi prese del costui piacer sì forte,
che, come vedi, ancor non m’abbandona.105

Amor condusse noi ad una morte.
Caina attende chi a vita ci spense".
Queste parole da lor ci fuor porte.108

Quand’io intesi quell’anime offense,
china’ il viso, e tanto il tenni basso,
fin che ’l poeta mi disse: "Che pense?".111

Quando rispuosi, cominciai: "Oh lasso,
quanti dolci pensier, quanto disio
menò costoro al doloroso passo!".114

Poi mi rivolsi a loro e parla’ io,
e cominciai: "Francesca, i tuoi martìri
a lagrimar mi fanno tristo e pio.117

Ma dimmi: al tempo d’i dolci sospiri,
a che e come concedette amore
che conosceste i dubbiosi disiri?".120

E quella a me: "Nessun maggior dolore
che ricordarsi del tempo felice
ne la miseria; e ciò sa 'l tuo dottore.123

Ma s’a conoscer la prima radice
del nostro amor tu hai cotanto affetto,
dirò come colui che piange e dice.126

Noi leggiavamo un giorno per diletto
di Lancialotto come amor lo strinse;
soli eravamo e sanza alcun sospetto.129

Per più fïate li occhi ci sospinse
quella lettura, e scolorocci il viso;
ma solo un punto fu quel che ci vinse.132

Quando leggemmo il disïato riso
esser basciato da cotanto amante,
questi, che mai da me non fia diviso,135

la bocca mi basciò tutto tremante.
Galeotto fu ’l libro e chi lo scrisse:
quel giorno più non vi leggemmo avante".138

Mentre che l'uno spirto questo disse,
l'altro piangëa; sì che di pietade
io venni men così com'io morisse.141

E caddi come corpo morto cade.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét