Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Thơ tình Joseph Brodsky


VĨNH BIỆT, HÃY QUÊN

Vĩnh biệt
Hãy quên
Đừng trách cứ gì nhau.
Còn những bức thư
Em hãy đốt
Như cầu.
Con đường của em
Sẽ trở thành can đảm
Con đường thẳng
Và sẽ giản đơn.
Rồi đây trong màn sương
Sẽ cháy lên cho em
Một vì sao ngời sáng
Và một niềm hy vọng
Của bàn tay sưởi ấm
Bên bếp lửa nhà em.
Rồi sẽ có bão tuyết, mưa giông
Và tiếng gào điên cuồng của lửa
Sẽ có những thành công rực rỡ
Phía trước đợi chờ em
Sẽ tuyệt vời và mạnh mẽ vô cùng
Một trận đánh
Sẽ vang lên trong lồng ngực của em.

Anh hạnh phúc và xin chúc mừng
Cho người, mà có thể
Sẽ đi cùng em
Trên một con đường.
1957

Прощай, позабудь, и не обессудь

Прощай
позабудь
и не обессудь.
А письма сожги,
как мост.
Да будет мужественным
твой путь,
Да будет он прям
и прост.
Да будет во мгле
для тебя гореть
звёздная мишура,
да будет надежда
ладони греть
у твоего костра.
Да будут метели,
снега, дожди
и бешеный рёв огня,
да будет удач у тебя впереди
больше, чем у меня.
Да будет могуч и прекрасен
бой,
гремящий в твоей груди.

Я счастлив за тех,
которым с тобой,
может быть,
по пути.


TÔI ĐÃ YÊU EM*

Tôi đã yêu em. Tình yêu vẫn là (có lẽ
chỉ một cơn đau) khoan vào não của tôi.
Tất cả đã bay đi theo quỉ sứ hết rồi.
Tôi thử bắn vào mình nhưng thật khó
với vũ khí. Và sau đó: thái dương
run lên. Không vì run mà vì sự trầm ngâm
không giống của người trần! Rõ là quái quỉ!
Tôi đã yêu em trong vô vọng và rất mạnh mẽ
cầu cho em người khác – nhưng Chúa chẳng ban!
Bởi vì rằng, Ngài còn có biết bao nhiêu thứ
theo Parmenides** – không sáng tạo hai lần
cơn nóng trong máu, xương kêu lên răng rắc
để vôi răng trong miệng chảy ra vì khao khát
chạm vào “bức tượng” , tôi gạch xóa – môi hôn!
__________________
*Đây là bài sonnet thứ 6 trong tập thơ gồm 20 bài sonnet viết về Mary Stuart - Nữ Hoàng Scotland (Двадцать сонетов к Марии Стюарт). Brodsky dựa theo tên gọi một bài thơ nổi tiếng của A. Puskin (Tôi đã yêu em) mà ở Việt Nam cũng rất nổi tiếng qua bản dịch Tôi yêu em của Thúy Toàn. Brodsky dựa theo một vài chi tiết của Puskin nhưng hoàn toàn viết theo cách của mình. Có thể nói tình yêu trong bài thơ của Puskin là một tình yêu cao thượng cả ở tình cảm cũng như lời cầu chúc, còn tình yêu trong bài thơ của Brodsky là một tình yêu bất hạnh mà theo tác giả “chỉ là cơn đau khoan vào não” làm cho tác giả chỉ muốn tự tử. Còn ở lời cầu chúc thì tác giả cũng dựa theo triết học của Parmenides, cho rằng trên đời sẽ không còn một tình yêu y hệt như thế nữa ở một người đàn ông nào khác. Có rất nhiều ý kiến tranh luận và so sánh hai bài thơ này nhưng hầu hết đều coi đây là “Hai bài thơ lớn” của thi ca Nga, một của “Mặt trời thi ca Nga”, một của nhà thơ lớn cuối cùng của “thế kỷ bạc”, người đoạt giải Nobel văn học năm 1987.
**Parmenides (thế kỷ V trước CN) – nhà triết học Hy Lạp cổ đại, người lập ra trường phái Aleatic. Trong tác phẩm thơ “Bàn về tự nhiên” ông giải thích rằng thực tại là đơn nhất, thay đổi không thể xảy ra, sự tồn tại là vĩnh viễn, đồng nhất, cần thiết và không thay đổi.

Я вас любил. Любовь еще (возможно

Я вас любил. Любовь еще (возможно,
что просто боль) сверлит мои мозги.
Все разлетелось к черту на куски.
Я застрелиться пробовал, но сложно
с оружием. И далее: виски:
в который вдарить? Портила не дрожь, но
задумчивость. Черт! Все не по-людски!
Я вас любил так сильно, безнадежно,
как дай вам Бог другими — но не даст!
Он, будучи на многое горазд,
не сотворит — по Пармениду — дважды
сей жар в крови, ширококостный хруст,
чтоб пломбы в пасти плавились от жажды
коснуться — «бюст» зачеркиваю — уст!
1974
  


TÌNH YÊU

Trong đêm nay anh thức giấc hai lần
đến bên cửa sổ, dãy đèn dưới phố
như những câu rời rạc trong giấc ngủ
chẳng đến đâu, như dấu chấm cả hàng
chẳng hề mang cho anh niềm an ủi.

Anh mơ thấy em mang thai, và cảnh
bao năm rồi sống ly biệt với em
anh cảm thấy điều lầm lỗi của mình
và vui mừng đưa tay sờ lên bụng
nhưng thực ra đang sờ soạng tìm quần

và công tắc. Anh đến bên cửa sổ
hiểu rằng anh đã bỏ em ở đó
trong bóng đêm, nơi em vẫn kiên gan
đợi chờ anh mà không hề buộc tội
khi anh về, sự ngắt quãng cố tình.

Bởi vì rằng ở đó, trong bóng đêm
rồi sau bị ngắt ra trong ánh sáng.
Chúng mình thành vợ chồng, ta là những
con quái vật hai lưng, còn đứa con
là sự thanh minh cho sự trần truồng.

Rồi sau này, lúc nào đó, trong đêm
em lại đến – yếu gầy và mệt mỏi
anh nhìn đứa con trai hay con gái
còn chưa kịp đặt tên gọi – thì anh
không đi tìm công tác để bật đèn

không giơ tay và anh chẳng có quyền
bỏ mẹ con em trong vương quốc bóng tối
rất âm thầm, và trước hàng rào giậu
của tháng ngày, sự phụ thuộc khiến anh
không thể tiếp cận với em ở đấy.
1971
___________________
*Đây là bài thơ về Mariana Pavlova Basmanova (sinh năm 1938) – nữ họa sĩ Nga, người tình một thuở của Joseph Brodsky, họ có với nhau một đứa con trai.

Любовь

Я дважды пробуждался этой ночью
и брёл к окну, и фонари в окне,
обрывок фразы, сказанной во сне,
сводя на нет, подобно многоточью
не приносили утешенья мне.

Ты снилась мне беременной, и вот,
проживши столько лет с тобой в разлуке,
я чувствовал вину свою, и руки,
ощупывая с радостью живот,
на практике нашаривали брюки

и выключатель. И бредя к окну,
я знал, что оставлял тебя одну
там, в темноте, во сне, где терпеливо
ждала ты, и не ставила в вину,
когда я возвращался, перерыва

умышленного. Ибо в темноте -
там длится то, что сорвалось при свете.
Мы там женаты, венчаны, мы те
двуспинные чудовища, и дети
лишь оправданье нашей наготе.

В какую-нибудь будущую ночь
ты вновь придёшь усталая, худая,
и я увижу сына или дочь,
ещё никак не названных, - тогда я
не дёрнусь к выключателю и прочь

руки не протяну уже, не вправе
оставить вас в том царствии теней,
безмолвных, перед изгородью дней,
впадающих в зависимость от яви,
с моей недосягаемостью в ней.
1971


BỨC THƯ GỬI A. D*

Dù em không nghe ra, không nghe lấy một lời anh
nhưng dù sao, dù sao, thật lạ lùng, cho em anh lại viết
nhưng thật lạ lùng là lại đi nhắc lại những lời giã biệt.
Xin chào em. Thật lạ lùng khi đang rơi vào sự lặng im.

Dù em chẳng nghe ra, ở nơi này lại đã mùa xuân
như con chim bằng gang vẫn từ những cành cây ấy
như những ngọn đèn kêu, nơi trong đêm mình em qua lại
ngày đang buông – ở nơi em đã yêu chỉ có một mình.

Anh lại đến cõi thiên đường, ở nơi bệnh viện em đã nằm
trên tầng sáu, trong tình yêu đáng thương một mình em gan dạ
ở cái nơi lại tụ tập trên cầu một đám đông những người áo đỏ
những chiếc tàu điện suốt cuộc đời em vội vàng đuổi theo em.

Lạy Chúa tôi! Dù sao thì cũng không đuổi kịp được theo em
dù sao thì, dù sao thì cũng không bao giờ đi lên được
trên quê hương mình, nhưng được nhìn trong lần giã biệt
trên quê hương mình em bay trong con tàu của sự lặng im.

Chúc thượng lộ bình an, hãy trở về với bạc tiền và sự vinh quang
Chúc thượng lộ bình an, em giờ xa xôi, hỡi Chúa đầy quyền lực!
Em vội vàng chạy đi đâu, ngược xuôi trên trái đất này bát ngát
để nơi này chẳng có em! Tựa như em đã chết, hở người thương.

Ở xứ sở mới này nhựa đường nguyên chất ở dưới bàn chân
bàn tay và bộ ngực của em – em can đảm trở nên người khác
ở xứ sở mới này, nơi em đang hít thở khí trời và đang ôm ấp
em nói vào mi-crô, nhưng em không nghe một ai đó trên trần.

Trong phút giây vô vọng, anh vẫn giữ gìn vẻ mặt của em
và hờ hững với em – vì sự dịu dàng của em không còn nữa
vì sự cô đơn của em, vì sự mù quáng một chiều rất khác lạ
vì sự bối rối của em, vì tuổi thanh xuân đầy im lặng của em.

Tất cả những gì em bỏ qua, em loại bỏ, chỉ đi ngang
tất cả những gì đã, đang và em sẽ còn xua đuổi nữa –
cả ban ngày, ban đêm, cả mùa đông, mùa xuân, mùa hạ
và trên những cánh đồng thu – tất cả vẫn còn ở lại với anh.

Anh chấp nhận món quà không nghĩ suy, nhu nhược của em
rửa sạch lỗi lầm, để cuộc đời mở ra như cả nghìn vòm cửa
mà có thể là tín hiệu thân thiện – về quãng đời trong quá khứ
để em khỏi lầm đường trên quê hương vốn bình lặng của em.

Tạm biệt em! Vĩnh biệt em, tạm biệt người yêu dấu của anh.
Tạm biệt em! Vĩnh biệt em! Ở đấy không phải em mà ai đó khác.
Em hãy bay bằng tàu bay lặng im – vào không gian khoảnh khắc
và hãy bơi bằng tàu thủy lãng quên – vào biển lớn lãng quên.
1962
__________________
*Đây là bài thơ về Alya Druzina (Аля Друзина), một cô bạn thân thời trẻ của J. Brodsky. Alya sau đi lấy chồng là người Iceland (Ai-xơ-len).

Письмо к А. Д

Bсё равно ты не слышишь, всё равно не услышишь ни слова,
всё равно я пишу, но как странно писать тебе снова,
но как странно опять совершать повторенье прощанья.
Добрый вечер. Kак странно вторгаться в молчанье.

Bсё равно ты не слышишь, как опять здесь весна нарастает,
как чугунная птица с тех же самых деревьев слетает,
как свистят фонари, где в ночи ты одна проходила,
распускается день - там, где ты в одиночку любила.

Я опять прохожу в том же светлом раю, где ты долго болела,
где в шестом этаже в этой бедной любви одиноко смелела,
там, где вновь на мосту собираются красной гурьбою
те трамваи, что всю твою жизнь торопливо неслись за тобою.

Боже мой! Bсё равно, всё равно за тобой не угнаться,
всё равно никогда, всё равно никогда не подняться
над отчизной своей, но дано увидать на прощанье,
над отчизной своей ты летишь в самолёте молчанья.

Добрый путь, добрый путь, возвращайся с деньгами и славой.
Добрый путь, добрый путь, о как ты далека, Боже правый!
О куда ты спешишь, по бескрайней земле пробегая,
как здесь нету тебя! Tы как будто мертва, дорогая.

B этой новой стране непорочный асфальт под ногою,
твои руки и грудь - ты становишься смело другою,
в этой новой стране, там, где ты обнимаешь и дышишь,
говоришь в микрофон, но на свете кого-то не слышишь.

Cохраняю твой лик, устремлённый на миг в безнадежность, -
безразличный тебе - за твою уходящую нежность,
за твою одинокость, за слепую твою однодумность,
за смятенье твоё, за твою молчаливую юность.

Bсё, что ты обгоняешь, отстраняешь, проносишься мимо,
всё, что было и есть, всё, что будет тобою гонимо, -
ночью, днём ли, зимою ли, летом, весною
и в осенних полях, - это всё остаётся со мною.

Принимаю твой дар, твой безвольный, бездумный подарок,
грех отмытый, чтоб жизнь распахнулась, как тысяча арок,
а быть может, сигнал - дружелюбный - о прожитой жизни,
чтоб не сбиться с пути на твоей невредимой отчизне.

До свиданья! Прощай! там не ты - это кто-то другая.
До свиданья, прощай, до свиданья, моя дорогая.
Oтлетай, отплывай самолётом молчанья - в пространстве мгновенья,
кораблём забыванья - в широкое море забвенья.
1962 


THÌ ĐÃ SAO. TA TRỞ VỀ QUÊ HƯƠNG

Thì đã sao. Ta trở về quê hương.
Nhìn xung quanh, ta còn còn có ai cần
với ta bây giờ còn ai kết bạn?
Trở về đây, lo bữa tối cho mình

ra cửa hàng mua một chai rượu vang
nhìn cửa sổ và nghĩ suy một tý:
trong mọi thứ ta là người có lỗi
thì cũng không sao. Lạy Chúa lòng lành.

Không có ai đổ lỗi, thật tốt lành
thật tốt lành, không buộc ràng ai cả
cho đến ngày xuống mồ không ai phải
yêu thương ta, khi còn sống trên trần.

Rằng không bao giờ ở trong bóng đêm
có bàn tay ai tiễn đưa ta cả
thật tuyệt vời trên đời này đơn lẻ
từ nhà ga đi bộ về nhà mình.

Thật tuyệt vời trở về quê vội vàng
tìm bắt mình trong lời không giấu giếm
và bỗng hiểu ra tâm hồn rất chậm
về những thay đổi mới biết quan tâm.

Воротишься на родину. Ну что ж.

Воротишься на родину. Ну что ж.
Гляди вокруг, кому еще ты нужен,
кому теперь в друзья ты попадешь?
Воротишься, купи себе на ужин

какого-нибудь сладкого вина,
смотри в окно и думай понемногу:
во всем твоя одна, твоя вина,
и хорошо. Спасибо. Слава Богу.

Как хорошо, что некого винить,
как хорошо, что ты никем не связан,
как хорошо, что до смерти любить
тебя никто на свете не обязан.

Как хорошо, что никогда во тьму
ничья рука тебя не провожала,
как хорошо на свете одному
идти пешком с шумящего вокзала.

Как хорошо, на родину спеша,
поймать себя в словах неоткровенных
и вдруг понять, как медленно душа
заботится о новых переменах.


TÔI NHƯ UY-LÍT-XƠ

Mùa đông, tôi đang đi giữa đông này
về đâu đó trên quê hương thấy được
hãy xua tôi, buổi xấu trời, trên đất
dù đi lui, xua tôi giữa cuộc đời.

Moskva, ấm cúng buổi sớm mai
trên những phố có lều căng vải bạt
những người lạ vẫn tới lui như trước
trong những cửa hàng đèn chiếu sáng ngời.

Màu vàng rộm của những đồng xu rơi
màu krypton trên mặt người qua lại
hãy đuổi tôi như Ga-ny-mít* mới
uống chén trần gian đưa xuống từ trời

tôi không hiểu, đến từ đâu, về đâu
tôi bước đi, đ mất nhiều thứ quá
trong thời gian, trên con đường lặp lại
ôi Chúa ơi, thật nhảm nhí làm sao.

Ôi Chúa ơi, con xin Chúa không nhiều
ôi Chúa ơi, con nghèo hay giàu có
nhưng mỗi ngày con thở bằng quá khứ
tự tin hơn, và thanh sạch, ngọt ngào.

Mọi người ơi hãy thấp thoáng qua mau
tôi bước đi, ngỡ như đầy hạnh phúc
hãy xua tôi, như Uy-lít-xơ, về phía trước
nhưng hiểu rằng đang đi lại phía sau.

Hãy nắm bắt lấy kẻ gặp được nào
và nhắc lại cảm tình, dù gượng ép:
từ tình yêu này đến tình yêu khác
sống yêu đời, còn đau khổ ít thôi.
1961
_________________
*Ga-ny-mít – tức Ganymede. Trong thần thoại Hy Lạp, Ganymede là hoàng tử của thành Tơ-roa. Homer miêu tả Ganymede là cậu thiếu niên đẹp nhất cõi trần tục bị thần Dớt bắt cóc lên đỉnh Olympia. Ganymede trở thành vị thần của tình yêu và ham muốn đồng tính, cậu còn là người giữ chiếc chén cho các vị thần trên đỉnh Olympia.

Я как Улисс

Зима, зима, я еду по зиме,
куда-нибудь по видимой отчизне,
гони меня, ненастье, по земле,
хотя бы вспять, гони меня по жизни.

Ну, вот Москва и утренний уют
в арбатских переулках парусинных,
и чужаки по-прежнему снуют
в январских освещенных магазинах.

И желтизна разрозненных монет,
и цвет лица криптоновый все чаще,
гони меня, как новый Ганимед
хлебну земной изгнаннической чаши

и не пойму, откуда и куда
я двигаюсь, как много я теряю
во времени, в дороге повторяя:
ох, Боже мой, какая ерунда.

Ох, Боже мой, не многого прошу,
ох, Боже мой, богатый или нищий,
но с каждым днем я прожитым дышу
уверенней и сладостней и чище.

Мелькай, мелькай по сторонам, народ,
я двигаюсь, и, кажется отрадно,
что, как Улисс, гоню себя вперед,
но двигаюсь по-прежнему обратно.

Так человека встречного лови
и все тверди в искусственном порыве:
от нынешней до будущей любви
живи добрей, страдай неприхотливей.
1961


TÔI KHÔNG XIN BẤT TỬ TỬ THẦN

Tôi không xin bất tử tử thần
Tôi đang yêu, tôi nghèo và tôi sợ
Nhưng mỗi ngày tôi thở bằng quá khứ
Ngọt ngào hơn, thanh sạch, tự tin hơn.

Trên bờ sông, tôi thoáng đãng vô cùng
Thấy lộng gió, lạnh lùng và muôn thuở
Như đám mây vút bay qua cửa sổ
Rất nhẹ nhàng, rất vỡ vụn và nhanh.

Tôi không chết giữa mùa hè, mùa thu
Vải trải giường mùa đông không sột soạt
Hãy nhìn xem, tình yêu, như trong góc
Cháy giữa tôi và mạng nhện cuộc đời.

Có cái gì, như con nhện bị nghiền
Chạy trong tôi rồi lạ lùng tàn lụi.
Nhưng hơi thở và đôi bàn tay vẫy
Lơ lửng treo giữa tôi với thời gian.

Với thời gianvề số phận của mình
Tôi kêu gào bằng giọng rất buồn bã
Tôi đang nói về phận mình như thế
Nhưng câu trả lời là sự lặng im.

Bay trong cửa sổ, giật mình trong lửa
Hãy bay vào cái ngòi nổ tham lam.
Sông hãy ngân vang! Và hãy gọi lên
Pê-téc-bua của tôi, cây chuông cứu hỏa.

Mặc cho thời gian về tôi lặng lẽ
Để cho cơn gió than thở nhẹ thôi
Và trên mộ người Do Thái của tôi
Cuộc sống trẻ sẽ kêu lên bền bỉ.
1961

Бессмертия у смерти не прошу

Бессмертия у смерти не прошу.
Испуганный, возлюбленный и нищий, -
но с каждым днём я прожитым дышу
уверенней и сладостней и чище.

Как широко на набережных мне,
как холодно и ветрено и вечно,
как облака, блестящие в окне,
надломленны, легки и быстротечны.

И осенью и летом не умру,
не всколыхнётся зимняя простынка,
взгляни, любовь, как в розовом углу
горит меж мной и жизнью паутинка.

И что-то, как раздавленный паук,
во мне бежит и странно угасает.
Но выдохи мои и взмахи рук
меж временем и мною повисают.

Да. Времени - о собственной судьбе
кричу всё громче голосом печальным.
Да. Говорю о времени себе,
но время мне ответствует молчаньем.

Лети в окне и вздрагивай в огне,
слетай, слетай на фитилёчек жадный.
Свисти, река! Звони, звони по мне,
мой Петербург, мой колокол пожарный.

Пусть время обо мне молчит.
Пускай легко рыдает ветер резкий
и над моей могилою еврейской
младая жизнь настойчиво кричит.
1961


ĐỪNG BƯỚC RA KHỎI PHÒNG, ĐỪNG LÀM ĐIỀU GÌ SAI

Đừng bước ra khỏi phòng, đừng làm điều gì sai
Mặt trời đ làm gì, nếu bạn đang hút thuốc?
Sau cánh cửa đều vô nghĩa, nhất là lời hạnh phúc
Chỉ trong nhà vệ sinhvà bạn hãy trở về ngay.

Bạn đừng ra khỏi phòng, đừng gọi động cơ
Vì không gian được làm từ hành lang bé nhỏ
kết thúc bằng bộ đếm. Nếu như người yêu dấu
bước vào, mở miệng, đừng cởi áo, mà xua đi.

Đừng bước ra khỏi phòng, cứ cho là bạn bị đau.
Còn gì thú vị hơn trên đời những bức tường và ghế?
Cần gì phải đi ra, nơi mà bạn vẫn quay về mỗi tối
bạn vẫn là như thế, nữa là – bạn khác với lúc đầu?

Đừng ra khỏi phòng. Hãy nắm bắt điệu nhảy Bossa nova
trong áo khoác trên thân, trong chân trần mang guốc.
Trong hành lang có mùi bắp cải và mùi dầu bôi trượt tuyết.
Bạn viết nhiều chữ cái, và hãy còn một chữ sẽ thừa ra.

Đừng bước ra khỏi phòng. Và hãy để cho chỉ phòng thôi
đoán bạn trông như thế nào. Nói chung là người ẩn tích
ergo sum*, như hình thức thấy trong con tim của chất.
Đừng ra khỏi phòng! Trà ngoài phố thì đã nước Pháp đâu.

Đừng làm một thằng ngốc! Mà hãy như bao người khác.
Đừng bước ra khỏi phòng! Hãy trao ý chí cho đồ nội thất
dán mặt vào giấy dán tường. Hãy phòng thủ, tự giấu mình
sau tủ sắt khỏi thần thánh, không gian, chủng tộc và vi-rút.
1970
____________________
*Bossa nova – là một thể loại nhạc Brazil, với nghĩa là “xu hướng mới”.
**ergo sum – viết đầy đủ là Cogito ergo sum (tiếng Latinh: Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại) là một phát biểu triết học được René Descartes sử dụng đã trở thành yếu tố nền tảng cho triết học Tây phương.
  
Не выходи из комнаты, не совершай ошибку

Не выходи из комнаты, не совершай ошибку.
Зачем тебе Солнце, если ты куришь Шипку?
За дверью бессмысленно всё, особенно - возглас счастья.
Только в уборную - и сразу же возвращайся.

О, не выходи из комнаты, не вызывай мотора.
Потому что пространство сделано из коридора
и кончается счётчиком. А если войдёт живая
милка, пасть разевая, выгони не раздевая.

Не выходи из комнаты; считай, что тебя продуло.
Что интересней на свете стены и стула?
Зачем выходить оттуда, куда вернёшься вечером
таким же, каким ты был, тем более - изувеченным?

О, не выходи из комнаты. Танцуй, поймав, боссанову
в пальто на голое тело, в туфлях на босу ногу.
В прихожей пахнет капустой и мазью лыжной.
Ты написал много букв; ещё одна будет лишней.

Не выходи из комнаты. О, пускай только комната
догадывается, как ты выглядишь. И вообще инкогнито
эрго сум, как заметила форме в сердцах субстанция.
Не выходи из комнаты! На улице, чай, не Франция.

Не будь дураком! Будь тем, чем другие не были.
Не выходи из комнаты! То есть дай волю мебели,
слейся лицом с обоями. Запрись и забаррикадируйся
шкафом от хроноса, космоса, эроса, расы, вируса.