Thứ Ba, 26 tháng 5, 2020

Thơ tình Anatole France


CÂY

Cây nở hoa trong vẻ đẹp yên bình
Cho đồng ruộng và núi đồi sống động
Bao thế hệ cây màu xanh tĩnh lặng
Sống bằng mặt trời và những giọt sương. 

Niềm đam mê sinh ở chốn trần gian
Vẫn khát khao hướng về nguồn ánh sáng
Mẹ thánh thiện đem tình yêu ban tặng
Cho các người, ấm áp tỏa mùi hương. 

Các người tựa như khát vọng được sinh
Khát vọng nở hoa trong ngày thánh thiện
Dù ngày trước linh hồn mong nổi loạn
Từ hỗn mang hồn tìm thấy cho mình. 

Trong giới hạn của vật chất lặng câm
Rễ các người cắm sâu vào lòng đất
Nhân lên cuộc đời xua đi cái chết
Giá trị cuộc đời còn đến muôn năm. 

Arbres

O vous qui, dans la paix et la grace fleuris, 
Animez et les champs et vos forets natales. 
Enfants silencieux des races vegetales. 
Beaux arbres, de rosee et de soleil nourris, 

La Volupte par qui toute race animee 
Est concue et se dresse a la clarte du jour, 
La mere aux flancs divins de qui sortit l'amour. 
Exhale aussi sur vous son haleine embaumee. 

Fils des fleurs, vous naissez comme nous du Desir, 
Et le Desir, aux jours sacres des fleurs ecloses, 
Sait rassembler votre ame eparse dans les choses, 
Votre ame qui se cherche et ne se peut saisir. 

Et, tout enveloppes dans la sourde matiere, 
Au limon paternel retenus par les pieds, 
Vers la vie aspirant, vous la multipliez
Sans achever de naitre en votre vie entiere. 


ƯỚC MONG

Ước mong nơi trần thế chỉ vô thường
Niềm khát khao lớn nhanh rồi tàn lụi
Người phụ nữ như hoa tàn lụi ấy
Còn giữ hồn ta cùng với mùi hương. 

Đôi bàn tay mềm mại như đất kênh
Rất nhẹ nhàng quấn vòng tròn quanh cổ
Trước khi cái vòng dịu êm bị vỡ
Gợi cho ta niềm hạnh phúc lâng lâng.

Mái tóc đen chảy bồng bềnh như đêm
Vào sâu thẳm sang trọng và tăm tối
Liệu có ai có thể chìm mãi mãi
Vào cái chết và trong bóng của mình?

Lỗ mũi giống như đôi cánh rung lên
Trong niềm kiêu hãnh chứa đầy khinh miệt
Rằng tất cả đấy là lần sau chót
Rằng sự biệt ly đã đến rất gần. 

Đôi bờ môi tựa như cánh hoa hồng
Lòng say đắm khi bờ môi khẽ chạm
Đó là vũ khí của đêm gợi cảm
Lửa cháy lên rồi hoa bỗng héo hon. 

Hai đôi môi dường như đã dính liền
Nụ hôn dài dường như nhầm mục đích
Làm sao giữ ngọn lửa dường đã tắt
Khi tro tàn trên bờ ngực mong manh?

Le désir

Je sais la vanité de tout désir profane. 
A peine gardons-nous de tes amours défunts, 
Femme, ce que la fleur qui sur ton sein se fane
Y laisse d'âme et de parfums.

Ils n'ont, les plus beaux bras, que des chaînes d'argile,
Indolentes autour du col le plus aimé ; 
Avant d'être rompu leur doux cercle fragile 
Ne s'était pas même fermé.

Mélancolique nuit des chevelures sombres, 
A quoi bon s'attarder dans ton enivrement, 
Si, comme dans la mort, nul ne peut sous tes ombres 
Se plonger éternellement ?

Narines qui gonflez vos ailes de colombe, 
Avec les longs dédains d'une belle fierté, 
Pour la dernière fois, à l'odeur de la tombe, 
Vous aurez déjà palpité.

Lèvres, vivantes fleurs, nobles roses sanglantes, 
Vous épanouissant lorsque nous vous baisons, 
Quelques feux de cristal en quelques nuits brûlantes 
Sèchent vos brèves floraisons.

Où tend le vain effort de deux bouches unies ? 
Le plus long des baisers trompe notre dessein ; 
Et comment appuyer nos langueurs infinies 
Sur la fragilité d'un sein ?


TÂM HỒN CỦA BÉ

Trong thiên nhiên bất biến
Khi đứa bé vừa sinh
Thì ý thức trẻ con
Nhận ra điều bí hiểm. 

Ánh mắt chưa cảm nhận
Nhìn mọi thứ quanh mình
Những gì mắt bé nhìn
Mang lại niềm vui lớn. 

Thiên thần chưa nhận biết
Tiếng nước chảy rì rào
Bé chưa nói nhưng nghe
Đời trong thế giới khác. 

Đôi mắt bé mở to
Đầy ước mơ kỳ lạ
Bé là thiên thần nhỏ
Trong thế giới cổ xưa. 

Mái đầu nhẹ hân hoan
Ước mơ mang cho bé
Điều người lớn không thể
Thấy cuộc sống tưng bừng. 

Âmes Obscures 

Tout dans l'immuable Nature 
Est miracle aux petits enfants : 
Ils naissent, et leur âme obscure 
Éclôt dans des enchantements.

Le reflet de cette magie 
Donne à leur regard un rayon. 
Déjà la belle illusion 
Excite leur frêle énergie.

L'inconnu, l'inconnu divin, 
Les baigne comme une eau profonde ; 
On les presse, on leur parle en vain : 
Ils habitent un autre monde ;

Leurs yeux purs, leurs yeux grands ouverts 
S'emplissent de rêves étranges. 
Oh ! qu'ils sont beaux, ces petits anges 
Perdus dans l'antique univers !

Leur tête légère et ravie 
Songe tandis que nous pensons ; 
Ils font de frissons en frissons 
La découverte de la vie.


TIẾNG PHÁP NHƯ MỘT NGƯỜI PHỤ NỮ

Tiếng Pháp như một người phụ nữ
Người phụ nữ đẹp vô cùng
Người phụ nữ kiêu căng
Người phụ nữ khiêm tốn.

Người phụ nữ can đảm
Người làm ta mủi lòng
Người phụ nữ trắng trong
Và rất cao thượng.  

Người phụ nữ thân quen
Người phụ nữ điên cuồng
Người phụ nữ khôn khéo
Mà ta yêu bằng tất cả tấm lòng  
Và mãi thủy chung. 

La langue française est une femme

La langue française est une femme
Et cette femme est si belle
Et cette femme est si fière
Et cette femme est si modeste

Et cette femme est si hardie
Et cette femme est si touchante
Et cette femme est si chaste
Et cette femme est si noble

Et cette femme est si familière
Et cette femme est si folle
Et cette femme est si sage
Qu'on n'est jamais tenté
De lui être infidèle.

La langue française est une femme. Et cette femme est si belle, si fière, si modeste, si hardie, touchante, voluptueuse, chaste, noble, familière, folle, sage, qu'on l'aime de toute son âme, et qu'on n'est jamais tenté de lui être infidèle.


THÉRA*

Túi da dê này đựng rượu đầy căng
Nguồn nước sống làm từ nho chín mọng
Théra màu đen căng mình trên sóng
Dưới mặt trời vàng trên bọt biển xanh. 

Théra giờ không còn đào kim nương 
Và ngải đắng, sồi xanh không còn nữa
Từ ngày hiện những mạch nguồn nứt nẻ
Thì Diêm Vương đã phun lửa không ngừng. 

Vầng trán cau có nhuốm một màu hồng
Giữa đôi gò bồng đảo dòng suối nhỏ
Như những nữ thần Bacchante hoang dã
Với những chùm nho nguyên vẹn bên hông.   
___________
*Théra là tên cổ điển của đảo Santorini – một hòn đảo ở miền nam biển Aegea, cách Hy Lạp lục địa 200 km. Théra cổ điển với nghề nấu rượu nho ngon nổi tiếng.   
** Bacchante (hay Menades) – những người đồng hành và những người hâm mộ Dionysus, là vị thần của rượu nho. 

Théra

Cette outre en peau de chèvre, ô buveur, est gonflée
De l'esprit éloquent des vignes que Théra,
Se tordant sur les flots, noire, déchevelée
Étendit au puissant soleil qui les dora.

Théra ne s'orne plus de myrtes ni d'yeuses,
Ni de la verte absinthe agréable aux troupeaux,
Depuis que, remplissant ses veines furieuses,
Le feu plutonien l'agite sans repos.

Son front grondeur se perd sous une rouge nue ;
Des ruisseaux dévorants ouvrent ses mamelons ;
Ainsi qu'une Bacchante, elle est farouche et nue,
Et sur ses flancs intacts roule des pampres blonds.


Thơ tình Saint-John Perse


TRƯỜNG CA GỬI NGƯỜI ĐÀN BÀ NGOẠI QUỐC
                                      
“Alien Registration Act”(1)

I
Đất cày và cát sẽ không làm mê hoặc bước chân của những thế kỷ tới, rằng những con đường của ta được lát bằng đá cuội của sự lãng quên – ôi, viên đá không thể nào mua chuộc có màu xanh, xanh hơn dòng máu cổ xưa của Castile đang đập trong thái dương, đang chảy trong huyết quản của em, người đàn bà Ngoại quốc!

 
Vẻ đẹp của vĩnh hằng và miền đất khô cằn đặt vào đôi tai im lặng, mái nhà tranh đang đung đưa neo trong vực thẳm giống như trái táo của ngọn đèn xanh đang chờ đợi những nỗi niềm và những khổ đau sắp nở.
 
Nhưng những chiếc tàu điện cũ mà một ngày nào đó từng xuất hiện ở ngã rẽ của bao con phố buổi hoàng hôn sẽ lăn bánh xa hơn dọc theo con đường qua xứ sở Atlantis, dọc theo những con đường mòn và xa lộ, trên những mái vòm của đài thiên văn có tảo mơ bao phủ.
 
Và đi xuyên qua biết bao khu phố, dọc theo các con đường trong vườn thú, nơi có các gian hàng xiếc và nhào lộn, qua các khu dân cư da đen da vàng với những cuộc di dân, qua các quảng trường đầy nắng từng có những cuộc diễu binh (nơi mà kỵ binh của Liên bang đã từng đứng thành hàng, ôi, đội quân cả ngàn đầu cá ngựa!)
 
Họ hát những khúc ca từ trong quá khứ, những khúc buồn đau, những khúc hát của những chú ve sầu… Và bây giờ trước cửa nhà em những đường ray đã bỏ lại phía sau, hở người đàn bà Ngoại quốc, mà những đường ray này chúng đến từ đâu, những đường ray này vẫn chưa thốt ra lời cuối.
 
***
“Phố Gi-lô-ke… Phố muôn đời khổ ải…” – người phụ nữ hát lên khi ngồi dưới ngọn đèn như có điều gì muốn nói với em.
 
 
II
“… Không phải nước mắt, không hề, em có thực sự tin không? – nhưng căn bệnh thị giác này là từ ánh sáng lấp lánh của hàng trăm lưỡi kiếm, từ sức nóng của hàng vạn lưỡi gươm ở khắp những miền khác nhau trên thế giới.
(Ôi lưỡi gươm của Strogoff (2) treo trước mắt ta!)
 
“Mà có thể là vẫn còn một mảnh của một cái gai đâm vào dưới da và đi vào trái tim của những người phụ nữ thuộc chủng tộc của ta, cả vị đắng của những điếu xì gà mà ta đã hút quá lâu trước bình minh trong ngôi nhà của bà góa trước những cây đèn dầu hỏa, dưới âm thanh của nước và của gió mà đêm tạo ra ở Tân Thế giới.
 
“… Và em, người đã hát lên – đây là bài hát của em – em đã ngợi ca những người bị đày ải và bị coi thường, em sẽ hát về những nỗi buồn và nỗi đau của tôi chứ? Hát lên bài hát buồn của tôi đêm nay, bài hát ru cho ngọn đèn dầu, bài hát của sự mong chờ và an ủi, bài hát của đôi mắt tối trên cốc nước thục quỳ?
 
“Chúng tôi đã chứng kiến ​​rất nhiều bạo lực ở khắp nơi ... Hỡi những người đàn ông từ nước Pháp, hãy trở về với tôi dưới những mái vòm xanh có tiếng hót của chim và có tiếng chuông vang lên, nơi rơm vàng trên máng cỏ và trên tàn tro của những ông hoàng.
“Tiếng cười của những người thợ giặt vang lên dọc theo con đường lát đá…
 
“… Đừng nói với tôi về con chim nhỏ đang hót trên mái nhà tôi, về con chim có chiếc đỏ tươi như áo choàng của Hồng y Giáo chủ. Đừng nói với tôi về con sóc ngoài hiên mà em nhìn thấy nó, đừng nói về cậu bé bán báo và tạp chí hay người bán sữa hay những nữ tu. Đừng nói với tôi trên bầu trời là gì.
“Một đôi đại bàng đang vẽ những vòng tròn giữa trời xanh đã hai ngày, làm mê hoặc thành phố bằng những thói quen đáng tự hào.
 
 
“Chẳng lẽ tất cả đấy là sự thật, đó là thực tế không hề ý nghĩa, không có sự kết nối, không có mục đích và trật tự? .. Một câu chuyện mà mọi thứ đều không rõ ràng và không hiểu rõ trong lòng bàn tay của tôi nhẹ hơn là chiếc chìa khóa của châu Âu trong đôi bàn tay trần nhuốm máu? .. (Và trước cửa nhà tôi một con chim như kẻ dị giáo đang ca những khúc Thánh Vịnh, con chim màu xanh mà ở đây người ta gọi là chim sáo đá? (3)
 
***
“Phố Gi-lô-ke… Phố muôn đời khổ ải…” – tiếng chuông lưu đày vang lên khe khẽ và trong tiếng của chuông người ta có thể nhận ra một phương ngữ nước ngoài.
 
III
Những vị thần gần gũi, những vị thần nhuốm máu, những gương nghiêm khắc và khổ ải! Trong những căn nhà kính ẩm thấp có những ngọn đèn mà bóng tối tràn lan. Thủy triều đến tận cửa chớp đã dâng lên và mùa hè khi mất neo sẽ chọn căng buồm đến những bông hồng giống như nơi tụng niệm ở giáo đường.
 
Và đã là năm thứ ba nước ép từ dâu làm ố những viên gạch ở ngưỡng cửa, vết hằn trên ngực các cô con gái Eloa (4) chuyển sang màu hồng như rượu. Và đã là năm thứ ba cánh cửa trước nhà của em đã khóa, giống như từ cái tổ của Sibylla một bầy đom đóm bay ra!
 
Và ngay giữa mùa hè xanh tươi và đẹp đẽ, màu xanh ngọc lục bảo gào lên, bình minh nào say sưa và điên cuồng lần thứ ba dang rộng đôi cánh như châu chấu? Và vì vậy chẳng còn bao lâu nữa những cơn gió lớn của tháng Chín sẽ tổ chức lời khuyên ở các cổng thành và trên những trảng cỏ mênh mông, và sau đó là những dòng nước chảy sẽ đổ vào sông trở lại trong bộ sưu tập ve sầu chết của một mùa hè.
 
… Và mãi mãi vẫn còn tiếng chuông pha lê và tiếng thì thầm của dòng nước lớn. Và đôi khi vào những ngày chủ nhật trong ống thoát nước của ngôi nhà nghe hơi thở của thế giới bên kia, sự ẩm ướt của vĩnh hằng bốc lên từ vùng trũng của Đại Tây Dương, mùi của vực thẳm, hư vô và nấm mốc ...
 
Trường ca gửi người đàn bà ngoại quốc! Trường ca gửi cho một kẻ di dân! .. Mặc chiếc áo sơ mi có lá rau dền giữa những chiếc rương mở rộng. Với tâm hồn cao thượng và những tiếng kêu... Châu Âu đang rỉ máu như trái tim Đức Mẹ trước trận đấu bò. Đôi guốc bằng gỗ vàng của em từng nằm sau tấm kính trong quầy hàng
và bên cạnh nó là bảy thanh kiếm vàng để dành tặng Nữ hoàng Đau khổ.
 
Và bây giờ những kỵ binh vẫn đứng trong nhà nguyện của tổ tiên, hơi thở của họ làm rung chuyển các hoa văn của chữ ghép bằng đồng, các chòm sao của cổng bàn thờ. Và những ngọn giáo cao của Breda (5) vẫn đứng gác những cánh cổng gia đình. Nhưng có biết bao trái tim cao thượng đã chết vì hạnh phúc trên vịnh sáng lấp lánh của em, giống như cành cọ vàng ở đáy hộp xì gà rỗng.
 
Những vị thần gần gũi, những vị thần thường ngày, ngày mai quí vị sẽ rèn cho chúng ta những bông hồng sắt nào? Một con chim nhại bay sau chúng ta và một câu chuyện không phải là mới rằng bụi của Thế giới Cũ trong nhiều thế kỷ rơi xuống như một hạt phấn đỏ tươi ... Hồi trống điểm danh dưới ánh đèn trưa vẫn còn biết bao nhiêu sợi dây tang tóc buộc lại rồi lặp đi lặp lại những bài hát ngày xưa, những bài hát xót xa khi vừa mới sinh ra và cuộc sống huy hoàng làm lu mờ những mất mát của con người trong mùa hè tới. 
 
Nhưng vào buổi tối đã từ lâu chờ đợi bằng sự kiên nhẫn và tuổi cao đã rơi xuống trong mùa hè này, sền sệt như chất thuốc phiện, như nước cây thùa, để giải phóng đám đông ngọn đèn khỏi bóng tối, ta sẽ đi đến hội của những người mù, qua những vòi phun nước đã khô trong vải liệm, những bãi cỏ trong quan tài chết lặng và những hàng rào quanh khu vườn Ý đẹp xinh, nơi mà người làm vườn đã từng khiếp sợ khi ngửi thấy mùi thối rữa và hầm mộ.
 
Tôi ra đi, ôi trí nhớ! Bước chân tự do của một kẻ tự do, không có bộ lạc hay chủng tộc gì sau những bài ca của cát, và vầng trán rộng mở của tôi được lấp đầy bởi một con ong đang hát, tôi đi dưới bầu trời xanh như thép, như dưới đáy của đại dương, tôi đi khắp thế gian kiếm tìm dân tộc Sybilla của mình, dân tộc của những con người vô tín và trong giấc mơ tôi vuốt ve con chó trắng có lẽ xứng đáng là một thi sĩ hơn tôi.
 
***
“Phố Gi-lô-ke… Phố đau khổ muôn đời…” – thiên thần Tobie đang hát chơi vơi và lời trách cứ của người đàn bà Ngoại quốc.
 
1942, Washington
_______________________

1) Luật Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ.

2) Strogoff – Michel Strogoff là một nhân vật trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Pháp, Jules Verne.

3) Starling (tiếng Anh) trong nguyên bản.

4) Eloa – là tên một nhân vật trong trường ca cùng tên (Éloa, ou La Sœur des Anges) của nhà thơ Pháp, Alfred de Vigny.

5) Breda là một thành phố ở Hà Lan, ở đây nói về bức tranh “Breda thất thủ” (La rendición de Breda) của họa sĩ người Tây Ban Nha, Diego Velázquez.

Poème à l’étrangère
«Alien Registration Act»*
 
I 
Les sables ni les chaumes n’enchanteront le pas des siècles à venir, où fut la rue pour vous pavée d’une pierre sans mémoire — ô pierre inexorable et verte plus que n’est
le sang vert des Castilles à votre tempe d’Étrangère !
 
Une éternité de beau temps pèse aux membranes closes du silence, et la maison de bois qui bouge, à fond d’abîme, sur ses ancres, mûrit un fruit de lampes à midi
pour de plus tièdes couvaisons de souffrances nouvelles.
 
Mais les tramways à bout d’usure qui s’en furent un soir au tournant de la rue, qui s’en furent sur rails au pays des Atlantes, par les chaussées et par les rampes
et les ronds-points d’Observatoires envahis de sargasses,
 
par les quartiers d’eaux vives et de Zoos hantés des gens de cirques, par les quartiers de Nègres et d’Asiates aux migrations d’alevins, et par les beaux solstices verts des places rondes comme des atolls,
(là où campait un soir la cavalerie des Fédéraux, ô mille têtes d’hippocampes!)
 
chantant l’hier, chantant Tailleurs, chantaient le mal à sa naissance, et, sur deux notes d’Oiseau-chat, l’Été boisé des jeunes Capitales infestées de cigales… Or voici bien, à votre porte, laissés pour compte à l’Étrangère,
ces deux rails, ces deux rails — d’où venus? — qui n’ont pas dit leur dernier mot.
 

«Rue Gît-le-Cœur… Rue Gît-le-Cœur…» chante tout bas l’Alienne sous ses lampes, et ce sont là méprises de sa langue d’Étrangère.
 
II
«…Non point des larmes — l’aviez-vous cru? — mais ce mal de la vue qui nous vient, à la longue, d’une trop grande fixité du glaive sur toutes braises de ce monde,
« (ô sabre de Strogoff à hauteur de nos cils !)
 
« Peut-être aussi l’épine, sous la chair, d’une plus jeune ronce au cœur des femmes de ma race; et j’en conviens aussi, l’abus de ces trop longs cigares de veuve jusqu’à l’aube, parmi le peuple de mes lampes,
« dans tout ce bruit de grandes eaux que fait la nuit du Nouveau Monde.
 
«…Vous qui chantez — c’est votre chant — vous qui chantez tous bannissements au monde, ne me chanterez-vous pas un chant du soir à la mesure de mon mal? un chant de grâce pour mes lampes,
« un chant de grâce pour l’attente, et pour l’aube plus noire au cœur des althaeas ?
 
« De la violence sur la terre il nous est fait si large mesure… O vous, homme de France, ne ferez-vous pas encore que j’entende, sous l’humaine saison, parmi les cris de martinets et toutes cloches ursulines, monter dans l’or des pailles et dans la poudre de vos Rois
« un rire de lavandières aux ruelles de pierre?
 
«…Ne dites pas qu’un oiseau chante, et qu’il est, sur mon toit, vêtu de très beau rouge comme Prince d’Église.
Ne dites pas — vous l’avez vu — que l’écureuil est sur la véranda; et l’enfant-aux-journaux, les Sœurs quêteuses et le laitier. Ne dites pas qu’à fond de ciel
« un couple d’aigles, depuis hier, tient la Ville sous le charme de ses grandes manières.
 
« Car tout cela est-il bien vrai, qui n’a d’histoire ni de sens, qui n’a de trêve ni mesure?…
Oui tout cela qui n’est pas clair, et ne m’est rien, et pèse moins qu’à mes mains nues de femme une clé d’Europe teinte de sang…
Ah! tout cela est-il bien vrai?… (et qu’est-ce encore, sur mon seuil,
« que cet oiseau vert-bronze, d’allure peu catholique, qu’ils appellent Starling?) »
 

« Rue Gît-le-Cœur… Rue Gît-le-Cœur… » chantent tout bas les cloches en exil, et ce sont là méprises de leur langue d’étrangères.
 
III 
Dieux proches, dieux sanglants, faces peintes et closes! Sous l’orangerie des lampes à midi mûrit l’abîme le plus vaste. Et cependant que le flot monte à vos persiennes closes, l’Été déjà sur son déclin, virant la chaîne de ses ancres,
vire aux grandes roses d’équinoxe comme aux verrières des Absides.
 
Et c’est déjà le troisième an que le fruit du mûrier fait aux chaussées de votre rue de si belles taches de vin mûr, comme on en voit au cœur des althaeas, comme on en vit aux seins des filles d’Eloa. Et c’est déjà le troisième an qu’à votre porte close,
comme un nid deSi bylles, l’abîme enfante ses merveilles : lucioles !
 
Dans l’Été vert comme une impasse, dans l’Été vert de si beau vert, quelle aube tierce, ivre créance, ouvre son aile de locuste ? Bientôt les hautes brises de Septembre tiendront conseil aux portes de la ville, sur les savanes d’aviation, et dans un grand avènement d’eaux libres
la Ville encore au fleuve versera toute sa récolte de cigales mortes d’un Été.
 
…Et toujours il y a ce grand éclat du verre, et tout ce haut suspens. Et toujours il y a ce bruit de grandes eaux. Et parfois c’est Dimanche, et par les tuyauteries des chambres, montant des fosses atlantides, avec ce goût de l’incréé comme une haleine d’outre-monde,
c’est un parfum d’abîme et de néant parmi les moisissures de la terre…
 
Poème à l’Étrangère! Poème à l’Émigrée!… Chaussée de crêpe ou d’amarante entre vos hautes malles inécloses !
O grande par le cœur et par le cri de votre race !… L’Europe saigne à vos flancs comme la Vierge du Toril.
Vos souliers de bois d’or furent aux vitrines de l’Europe et les sept glaives de vermeil de Votre Dame des Angoisses.
 
Les cavaleries encore sont aux églises de vos pères, humant l’astre de bronze aux grilles des autels.
Et les hautes lances de Breda montent la garde au pas des portes de famille. Mais plus d’un cœur bien né s’en fut à la canaille. Et il y avait aussi bien à redire à cette enseigne du bonheur, sur vos golfes trop bleus,
comme le palmier d’or au fond des boîtes à cigares.
 
Dieux proches, dieux fréquents! quelle rose de fer nous forgerez-vous demain? L’Oiseau-moqueur est sur nos pas!
Et cette histoire n’est pas nouvelle que le Vieux Monde essaime à tous les siècles, comme un rouge pollen…
Sur le tambour voilé des lampes à midi, nous mènerons encore plus d’un deuil, chantant l’hier, chantant Tailleurs, chantant le mal à sa naissance
et la splendeur de vivre qui s’exile à perte d’hommes cette année.
 
Mais ce soir de grand âge et de grande patience, dans l’Été lourd d’opiats et d’obscures laitances, pour délivrer à fond d’abîme le peuple de vos lampes, ayant, homme très seul, pris par ce haut quartier de Fondations d’aveugles, de Réservoirs mis au linceul et de vallons en cage pour les morts, longeant les grilles et les lawns et tous ces beaux jardins à l’italienne
dont les maîtres un soir s’en furent épouvantés d’un parfum de sépulcre,
 
je m’en vais, ô mémoire! à mon pas d’homme libre, sans horde ni tribu, parmi le chant des sabliers, et, le front nu, lauré d’abeilles de phosphore, au bas du ciel très vaste d’acier vert comme en un fond de mer, sifflant mon peuple de Sibylles, sifflant mon peuple d’incrédules, je flatte encore en songe, de la main, parmi tant d’êtres invisibles,
ma chienne d’Europe qui fut blanche et, plus que moi, poète.
 

«Rue Gît-le-Cœur… Rue Gît-le-Cœur…» chante tout bas l’Ange à Tobie, et ce sont là méprises de sa lange d’Étranger.
 


MƯA RÀO
(Pluies - Trích)

I
Mưa rừng ngập mặn trải vòm lá của rễ cây trên Thành phố
San hô sữa nhân lên trong sương nòi giống của mình
Một ý nghĩ trần truồng, giống như đấu sĩ của thành Rôm(1), dưới nước mưa tuôn, mái tóc đuôi sam dập dờn, dương dương tự đắc.

Trường ca hãy hát lên dưới tiếng kêu quang quác và tiếng thanh la não bạt của đề tài
Trường ca hãy hát lên sau tiếng bước chân rầm rập, dưới dây cương co giật của đề tài
Quyền của ngươi – là quyền đêm tân hôn của những Người phụ nữ Tiên tri trinh bạch.

Kén vàng vỡ ra và chìm vào tổng trấn đen mờ mịt, trong màu xanh của vũng nước đêm
Còn trên chiếc gối êm, trong khoảnh khắc của mắt nhìn, trên ấm áp của bìa rừng, đôi mắt ai mơ màng, thiu thiu ngủ
Đã tung ra bốn phía, đã vần xoay quay trở, đã lột truồng không hề xấu hổ hoa hồng của trường ca.

Chúa Trời vĩ đại, tiếng cười chúa tể, mặt đất bốc khói trên ổ gian phi của gió, tựa hồ như thịt mỡ của heo rừng
Còn đất sét cô đơn dưới ve vuốt dịu dàng của những cơn mưa vô tội, và đồng nội dưới những đôi chân trần không ngủ suốt đêm
Bọt của sương, nước ngầm như rượu vang, những linh hồn đất cát và rượu thuốc trường sinh của sự lãng quên.

Thần thánh thiêng liêng, Chúa Trời vĩ đại, tiếng cười chúa tể, và đây là đất đai để cày cấy gieo trồng
Và ở đây tiếng vọng cả một đoàn đi vào buổi xấu trời trong năm, đi khỏi cơn giận của biển cả, đại dương
Ở đây bầy chết của đất đai trong đổ nát hoang tàn, giờ mới sinh nằm trong tã lót và trong con tim của niêm luật thơ ca mà chưa ai biết được.

II
Giống nòi Tabor(2) không tổ quốc! Cha ông du mục! Những mẹ Digan! Những cơn Mưa Rào Sibyl!
Ôi, những cơn Mưa Rào nghe theo đẳng cấp của con người, bây giờ ta còn biết chia sẻ cùng ai danh dự của những đêm thức trắng?
Trên gối giường của ta ai sẽ đốt lửa lên và ai sẽ làm cho ấm buổi chiều sau tiếng rì rào của nến?

Dãy Andes(3) đang im lặng trên mái nhà ta, cây chuông nhỏ vui mừng trong máu của ta, cây chuông đang gióng lên để ngợi ca vinh quang của Mưa Rào vĩ đại!
Ta cùng với Mưa Rào, hãy đứng lại: những mỏ kim cương của ta trên mũi giáo phiên bản của mưa!
Bọt nước sôi âm ỉ trên những bờ môi của trường ca, giống như dòng sữa của san hô!

Trong phần mở đầu đang nhảy múa những câu thơ, tựa hồ như một lời van xin con rắn
Một ý nghĩ trần truồng, giống như con dao đang rì rào nổi loạn
Và nhịp điệu xưa cũ, mô-típ cổ xưa đang làm lành với cô nàng thích cô độc – trường ca.

Chúa Trời vĩ đại, tiếng cười chúa tể, xin hãy giữ gìn ta khỏi sự ngợi ca, khỏi những bản tụng ca, và những tấm lòng đại lượng.
Chúa Trời vĩ đại, tiếng cười chúa tể, ôi có biết bao nhiêu hờn giận trên môi của Mưa Rào!
Và những khói sương nào, những cồn cát lưỡi liềm của dối gian thay đổi cho nhau, những vũng nước dối gian nào đang bơi dưới mưa sau tiếng kêu đàn sếu!

Trong đêm sáng của giờ chính ngọ ta lặng im, giữ lại một nửa lời chưa nói
Và ta đi tìm từng hạt nhỏ của sự nghĩ suy về tồn tại… Làn khói trên những viên đá của bếp lò giờ lại bay lên
Và Mưa Rào trên mái nhà thổn thức mơ màng, hầm đôi chân của mình trong những bàn tay ta bé bỏng.

III
Những chị Assur(4) dẫn những đứa em phóng đãng, những đội quân của Mưa Rào đổ bộ xuống đất đai
Những áo giáp pha lê, vàng và sắt tây, những cành cọ của những ông hoàng trên những vành mũ giáp
Giống như bà hoàng Dido(5), mà dấu vết còn tươi như ngọc trên những bức tường của Vương quốc Carthage.

Tựa như phu nhân của ngài Cortez(6) đang nhìn vào bức chân dung, khói sương như mơ màng trong những bài Kinh bị lãng quên trong bóng đêm rừng rậm…
Màu thanh thiên Amazon của kiếm đánh dấu cho ta bằng ánh trăng thanh, bằng màu của kim cương và màu của ngọc
Màu xanh của Tháng Tư đang gieo hạt và tụ tập vào gương của hợp kim sắt thép với thủy ngân!

Rầm rập tiếng bước chân của đội ngũ kiêu hùng sau cửa sổ khuê phòng, tiếng giậm chân của những dòng nước trong sương nhà tắm
Màu thanh thiên Amazon, ôi những dòng nước lao như tên bắn, những bộ dây thắng của sao, và tia sáng từ những chiếc cung bay vào trong gió!
Màu thanh thiên của người vũ nữ, ôi những dòng nước đang nhảy múa, dàn đồng ca của nước đổ xuống trần gian!

Ôi hằng hà vô số của màu xanh, mưa lấm tấm, mưa phùn, những nàng Vestal(7) với những bánh xe của đại bàng đang trải đều khắp mọi phía
Những ngọn giáo bao bọc quanh thành phố, những lưỡi dao sắt của những cọng cây khô, những gươm giáo của dương liễu, của nho – mưa làm cho xổ tung ra bím tóc
Ôi cả một luồng Toledo(8) của thép! Ôi trường kiếm của thân cây, ngũ cốc tuôn đầy eo biển của mùa cắt cỏ!

… Và thành phố pha lê đang nhân đôi trong cây hương đàn ấp ủ, những chuỗi hạt cườm bằng kính của đường phố thênh thang, sự khôn ngoan của những đài phun có những cửa miệng bằng đồng
Người ngoại quốc đang đọc, ngọn gió đang lật những tờ áp phích của ta
Ngọn gió đang bay lượn trên những mái nhà, người đàn bà Indian cho kẻ đi thuê nhà cùng ngủ lại.

V
Ta nhận thức ra sự vĩ đại của Mưa Rào trong cuộc sống ồn ào nơi đô hội, trong những lo toan vặt vãnh của đời thường.
Nhưng bỗng nghe thấy mùi của ozôn, mùi nhựa của cây xanh trong tiếng rì rào của gió.
Mưa trả về cho ta hình người, Mưa nhào nặn ta lần nữa, và đằng sau cái mặt nạ nghe ra mùi tươi mát của đất đai.

Nhưng trên tầm cao của đại bàng chẳng lẽ ký ức không còn trang điểm cho ai? Hay là ta hát lên bài Thánh ca đã từ lâu quên lãng, trên những con đường rợp bóng của khu vườn khi giẫm lên những chiếc lá vàng trong Kinh của mùa lá rụng?
Những lối mòn trên những cánh đồng hoa tuy líp trong giấc mộng, đang dần cạn nước hồ, xương của đá trong giếng chẳng lẽ không xứng với những vần thơ, những vần thơ được viết bằng ngòi bút của nhà thi sĩ?
Những bông hoa hồng xưa cũ trong bàn tay của kẻ tật nguyền, những đứa bé con trong bộng cây ô-liu trăm tuổi, trên chùm nho những con ong buồn rượi, những con ong trên cành thuỷ dương mai và chiếc cầu thang hẹp trong phòng kín của người goá phụ chẳng lẽ lại không xứng với một lời?

Vẻ dịu dàng của thủy dương mai, của cây lô hội, đam mê của mộc lan, sự vô sinh của những kẻ lỗi lầm, mặt đất làm khô vẻ oi nồng của điều nhận thức.
Những cơn giông có màu xanh mái tóc bện vào mái tóc của ngọc và ngó nhìn vào gương của những ông chủ nhà băng. Gương mặt của nữ thần chìm xuống rong rêu và chìm sâu vào bùn đất.
Những ý nghĩ trẻ trung xếp thành rường cột và ngồi xuống quanh bàn chính khách. Bầy im lặng đứng trên những cánh đồng màu trắng của trường ca.

Trên những vách đá Mưa Rào hãy rót ra, hãy rót ra trên những cây Thánh giá và hãy rót lên bia mộ của dòng họ Habsburger(9), lên những chiếc linh xa của biết bao nguyên soái, lên những lăng mộ như dầu ô-liu trong ngày rửa tội.
Mưa Rào hãy dỡ ra từ vách núi tro tàn của những cuộc chiến chưa xa, hãy dỡ ra trên biển tro tàn màu trắng của những ai từng bơi đến trên những chiếc thuyền Caravella(10).
Và hãy cứ để cho muôn thuở người ta ngồi trên ngai sắt, như trên kiềng ba chân vững chắc, trên vách đá trần truồng, trên bốn ngọn gió dưới bầu trời hồng với những cơn mê sảng của mình, những cơn mê sảng chất đầy phẫn nộ của nhân dân.

Và trên biển muôn đời còn bay lượn khói sương của Cái Thiện và Cái Ác, còn bay lượn tro tàn của những câu cổ tích, những truyền thuyết – những câu chuyện muôn đời còn âm ỉ, không phai…
“Ta mong muốn đoàn tụ, chung sống với con người nhưng mặt đất với tâm hồn lạ lẫm xa xôi lại khát khao ly biệt…”

VI

…………………………………………� � �…………………………..

Hãy để cho lời đi trước! Ta viết lên những bài ca thời đại cho những kẻ du hành và những khúc hát lên đường dành cho những kẻ lưu đày không ngủ.

VII
Hãy mang con số, cho những con đường của ta và chúng ta là những kẻ không nhà. Hơi nước thánh thần của những người đã chết ta áp vào bằng những đôi môi khô rát. Còn ngươi vây quanh xác chết trong dòng nước bình minh – mặt đất lúc này ở trong xiềng xích của chiến tranh – hãy rửa lên gương mặt của người đang sống, hãy rửa sạch, Mưa Rào! Hãy rửa lên những gương mặt giận dữ thương đau, hãy rửa lên những gương mặt dịu dàng đằm thắm… bởi vì con đường của họ chật hẹp và bé bỏng, và họ là những kẻ không nhà, không nơi trú ẩn.

Hãy rửa lên ngai vàng cho những kẻ đầy sức mạnh. Trong hào quang của sức mạnh họ ngồi vào bàn ăn uống, tất cả những ai không say bởi rượu của con người, những ai thích tận hưởng, thích uống say những giọt nước mắt rơi, con tim của ai không bao giờ xúc phạm, tên của ai không còn vang vọng trong những giọng oang oang(11)…

Hãy rửa lên sự chậm chạp và sự rình rang, những phép tắc của con đường nhận thức. Hãy rửa sạch, Mưa Rào! Hãy rửa như gai nước mắt lên những kẻ thanh cao, lên những người may mắn, hãy rửa lên mắt những kẻ khôn ngoan chín chắn, những kẻ trung quân, những người cao thượng, những tài năng, hãy rửa lên phông màn và lên đôi mắt của nhà thi sĩ, hãy rửa lên mắt những ông bầu, ông chủ, những người mộ đạo, những kẻ quyền hành… lên đôi mắt của những kẻ rình rang theo phép tắc của thánh thần giữ đúng.

Hãy rửa sạch, Mưa Rào, hãy tránh xa việc thiện, những ân nhân, những người hành động và rác rưởi của những nhà hùng biện với bờ môi đại chúng chớ động vào. Hãy rửa sạch, Mưa Rào, hãy rửa bàn tay những quan toà, những người đi xét xử, bàn tay những bà đỡ, bàn tay những kẻ may áo liệm cho người đã yên giấc nghìn thu, hãy rửa bàn tay cho kẻ sáng mắt như mù, hãy rửa bàn tay cho những người tàn phế mà vạm vỡ, những bàn tay bẩn xin hãy rửa, những bàn tay trên vầng trán của nhân loại đang cày, mà xưa nay chỉ dùng roi vọt, mặc cho việc làm tốt đẹp của những người hành động thanh cao.

Hãy rửa sạch, Mưa Rào, hãy rửa lịch sử của giống nòi, bộ tộc, những ký ức thành văn, những bộ sử nghìn năm, những truyền thuyết, những phát minh… Hãy rửa sạch những bản hiến chương, những sắc lệnh của vua chúa, giáo hoàng, những hiệp ước liên minh, những bài tranh luận.

Hãy rửa sạch, Mưa Rào! Những lời vĩ đại trong trái tim người, hãy rửa sạch những lời nói muôn đời, những lời tiên tri, những lời cầu nguyện, hãy rửa sạch trong tim những lời vui sướng, những điệu ngân nga, những khúc bi ca, những rông-đô, những nghịch lý, những lời trái ngược, hãy rửa sạch những đêm dài mơ ước, những đêm không ngủ vì nhận thức, hãy rửa sạch ngày khánh tiết của trí khôn, hãy rửa sạch những tài năng, những tâm hồn chứa đầy khát vọng… và những sự nghiệp lớn lao trong trái tim người.

VIII
Mưa rừng ngập mặn mang vòm lá của rễ cây từ Thành phố, ngọn gió trời mang ý nghĩ của người phiêu lãng đến cùng ta
Và ý nghĩ này sẽ không giã từ ta! Nhưng sẽ không chối từ sự thật đắng cay như một nắm tro tàn cát bụi
Và trên mái nhà của ta sẽ còn lại mãi, những ai biết nghe theo sự xuất hiện của Mưa, hành cước của đất đai trong những cây gia to nhỏ thầm thì, là biểu tượng và là dấu hiệu của sự diễu hành sột soạt.

Những hứa hẹn suông! Mùa gieo hạt đổ dồn ra uổng phí! Làn khói đang trải lên con đường của người trần thế!
Tia chớp bên ngưỡng cửa! Còn ta đứng ở ngoại ô thành phố với đôi mắt buồn bã nhìn về
Vĩ đại những cơn mưa – dưới cái roi quất của tháng Tư, những bộ lưng lấm đầy đất bụi – những cơn Mưa Rào vĩ đại, giống như những kẻ cuồng tín Flagellants(12), roi da vút lên, dằng dặc cả một đoàn trong cơn mê sảng.

Còn ta chỉ một mình trần truồng với đất đai trần như nhộng, với cơn u mê đã chín, với mùn đất đang thức dậy trong hơi nước bốc hơi
Những ốc đảo của đất đai xếp thành những cặp song đôi trong những mầm cây dương xỉ, trong mảnh vỡ của đá hoa cẩm thạch, trong hài cốt của ma-môn(13)
Và thân xác của hoa hồng bị cơn gió làm mòn, mùi đất đai bốc lên, giống như người phụ nữ đã trở thành phụ nữ.

Và thành phố như lóa mắt vì ánh chớp của một trăm nghìn lưỡi dao mờ tỏ, chuyến bay của đại bàng sáng lên trên biển Labrador(14), còn bầu trời trong chiếc chén của những đài phun có hình thù đập vỡ
Con heo vàng trong cây cột của mặt trời đang tan rã trên quãng trường ngái ngủ, chất khoáng hồng đơn đang hoan hỉ trên cửa chính môn, và trong bờ giậu của khu vườn một chiếc bóng màu đen đã đứng dậy trong những bàn chân màu bạc
Những góa phụ trẻ trung đang ấp ủ một niềm khao khát, trong băng tang màu đen, như trong mộ phần, những bình đựng di hài có màu tái nhợt.

Và ngọn gió đang lượn trên chiếc lược của ngôn từ, trên những bờ môi của trường ca bọt mép đang sôi lên âm ỉ
Đang lấp lóe những ý nghĩ vô cùng mới mẻ và lùi lại trước nhịp bước của nghĩ suy:
“Ôi bài hát diệu kỳ, ôi bài hát diệu kỳ, ôi diệu kỳ biết bao bài hát của những cơn Mưa Rào đã chết”, nhưng, Mưa Rào! Còn câm nín biết bao bản trường ca của ta hãy còn chưa viết hết!

IX
Đêm đã đến đây, và những cánh cổng bây giờ đóng chặt, ôi thật nặng nề biết bao những giọt nước trời trên những vòng nguyệt quế ẩm ướt của Latinh!
Trên mũi giáo phiên bản của ý nghĩ các người có chất khoáng kim cương! Hãy đập vỡ những gông xiềng, hãy đánh gục những linh hồn của những con rồng có cả trăm con mắt kinh hãi
Ôi Chúa Trời vĩ đại, tiếng cười của chúa tể, xin hãy phá cho tan tành những náo loạn hôm nay ở chốn trần gian.

*
Và nhất định sẽ có niềm vui sướng hân hoan, ôi Chúa Trời vĩ đại, trên ngưỡng cửa hao gầy của cuốn sách mòn mỏi, nơi tiếng cười của ta sẽ làm cho kinh hãi những con công màu xanh của sự vinh quang.
1943
___________________

(1)Đấu sĩ của thành Rôm (Gladiatores) – những người đấu kiếm với nhau hoặc với thú dữ trên khán đài. Thời Đế chế La Mã, những kẻ trước khi bước vào cuộc đấu hô to: “Ave Caesar, moritori te salutant” (Hoàng đế tối cao, những kẻ đi vào cái chết xin kính chào). Trò đấu này xuất hiện từ thế kỉ 3 tr. CN và đến đầu thế kỉ 5 thì bị cấm.

(2)Tabor – tên gọi một nhóm người Digan du mục. Sibyl (Sibylla) – xem chú thích ở bài Những mốc trên biển.

(3)Andes – dãy núi ở Nam Mỹ.

(4)Assur (Ashur) – người sáng lập ra vương quốc Assyria và Nineveh cổ đại. Đây cũng là một tích trong Kinh Thánh (Cựu Ước_E-xê-chi-ên, chương 23).

(5)Dido – theo thần thoại Hy Lạp, là con gái vua Tyre, nữ hoàng của vương quốc Carthage cổ đại.

(6)Cortez (Cortes), Hernando (1485 – 1547) – nhà thám hiểm người Tây Ban Nha, người chinh phục vương quốc Aztec ở Mêhicô.

(7)Vestal (Vestale) – xem chú thích ở bài Những mốc trên biển.

(8)Toledo – thành phố ở Tây Ban Nha, nổi tiếng với nghề luyện kim và đúc gươm giáo.

(9) Habsburger – dòng họ cai trị ở nước Áo từ năm 1282 – 1918; ở Tiệp và Hungari từ năm 1526 – 1918; ở Tây Ban Nha từ năm 1516 – 1700; ở Hà Lan từ năm 1477 – 1794.

(10)Caravella (tiếng Italia) – thuyền buồm đi biển có mạn tàu cao, phổ biến ở các nước vùng Địa trung hải từ thế kỉ 13 – 17. Colombo (1451-1506) vượt Đại Tây Dương bằng thuyền này và Vasco da Gama (1469-1524) - người đầu tiên đi từ Lisbon đến Ấn Độ cũng bằng thuyền này.

(11)Theo Kinh Thánh, những giọng oang oang của lính Israel đã làm cho đổ những bức tường kiên cố của thành phố Jericho.

(12)Flagellants – những người theo một giáo phái cuồng tín thời Trung cổ ở châu Âu, hành đạo bằng cách dùng roi da đánh vào mình để chuộc lỗi lầm.

(13)Ma-môn – theo Kinh Thánh là thần giàu có (Tân Ước_Ma-thi-ơ 6:24; Luca 16:13).

(14)Labrador – tên một bán đảo, tên một biển ở Canada. 


NHỮNG MỐC TRÊN BIỂN
(Amers - Trích)

Tiếng hoan ca

1
Ôi Biển, Biển xướng lên những giấc mơ đồ sộ, chẳng lẽ có một lần trong một buổi hoàng hôn nào đó ngươi bỏ lại ta nơi thành phố, trên tảng đá, quanh bờ dương liễu có hình hoạ tiết sắc đồng?

Rộng hơn đám đông, cái vòng này quyến rũ ta trên bờ dốc của thế kỉ hoàng hôn không tắt - ôi Biển lớn, Biển màu xanh, tựa như bình minh ở Phương Đông của người trần.

Biển khoan khoái, tưng bừng, Biển trong thang bậc của mình, cao hơn bài tụng ca khắc trên đá, Biển trong ngày lễ và ngày lễ này trong buổi giao thời, ngày lễ và tiếng rì rào với con người như nhau – Biển không hề ngủ mà như kẻ canh giấc ngủ cho người…

Hoa hồng trên mộ đã không còn toả mùi hương và linh hồn lạ lùng của mình giờ sống động đã không còn mở ra giữa những cành lá cọ… Và có phải ta đã từng đắng cay một lúc nào đó, hở những con người, những con người đang sống, trên môi?

Ta nhìn thấy trong vũng tàu như ngọn lửa xa xôi một hình thù đồ sộ đang mỉm cười, đang nghỉ – Biển giờ đang hoan hỉ tựa như ngày Thánh lễ, trong hoa cỏ màu xanh, tựa như ngày lễ mà ta kỉ niệm cho mình.
Biển khắp mọi nơi đang vui mừng dưới đôi cánh chim ưng của những đám mây màu bạc – như vị thái ấp quí tộc, thuế má không phải nộp hay như vị chúa đất với những cánh đồng rộng lớn mênh mông…

Ngày ta sinh ra ngọn gió hãy mang hơi nước! Sự hào phóng của ta chinh phục cả khán đài nhà hát!.. Những ngọn giáo phương Nam run rẩy, háo hức trước miền khoái lạc. Tiếng trống của cõi hư vô nhường chỗ cho tiếng sáo trần gian. Và từ bốn phía Đại dương đã tàn héo những bông hồng.

Trên gác sân màu trắng đặt hình nghiêng của Ngài Tetrarch!(1)

2
“Ta bắt các người phải khóc – vì chúng ta tỏ lòng biết ơn.

Khóc vì biết ơn, không phải vì đau khổ.
Vì sự bối rối trong tim, ngọn nguồn ta không rõ
Như phút giây trên Biển trước khi ngọn gió ra đời..”

Người của Biển đã thay mặt Biển nói những lời
Ca ngợi Biển, ca ngợi tình yêu và khát khao có Biển
Từ bốn phía chân trời ngọn nguồn khoái lạc về Biển kia hướng đến…

“Ta kể cho các người nghe câu chuyện cổ, các người hãy nghe ta
Bằng từ ngữ giản đơn như câu chuyện cổ ngày xưa
Những lời nghiêm khắc nhưng trang nhã, giản đơn, câu chuyện của ta sẽ làm cho các người mừng vui khôn xiết.

Dù câu chuyện này con người muốn được nghe mà không biết gì về cái chết
Câu chuyện với vẻ tươi mát của mình sẽ đi đến với những con tim
Dù câu chuyện là lòng thương, là ngọn gió dịu dàng từ Biển thổi lên bờ trong buổi chiều lấp loá.

Và trong số các người có kẻ ngồi trên cây lắng nghe câu chuyện của ta buồn bã
Liệu còn có ai mà không đứng dậy và không bước theo ta với một nụ cười

Rồi đi vào tổ rồng của tuổi ấu thơ và đi vào tiếng bánh xe đưa đám vang lên ở chốn xa xôi”.

3
Thơ ca, là để hòa theo tiếng thét gào của Biển.
Thơ ca, là để phụ họa cho bài hát diễu hành xung quanh Biển.
Như sự chuyển động của bàn thờ, như sức hút của dàn đồng ca, đổ xuống những dòng thơ.

Đó là bài ca vĩ đại mà trước đây chưa từng hát bao giờ, và Biển ở trong ta, Biển sẽ hát bài ca
Ta mang Biển trong mình, Biển sẽ hát lên cho đến chừng nào ta còn thở
Biển ở trong ta, Biển sẽ hát ca, mang vẻ tươi mát của mình và tiếng động dịu êm truyền đi khắp vũ trụ.

Thơ ca là để kìm nén cơn xúc động của đêm trên Biển. Thơ ca, là để ta tận hưởng cuộc đời ta với Biển.
Và đó là giấc mộng từ Biển sinh ra mà trước đây chưa mơ thấy bao giờ, và Biển sống trong ta, Biển sẽ bơi trong giấc mộng.
Biển giăng lưới trong ta, Biển sẽ bơi đến tận cùng vực thẳm, Biển giăng thời gian và những con đường vĩ đại của bóng đêm.

Biển liều lĩnh, vô tâm, Biển hân hoan chào đón, Biển rì rào hối hận, ôi Biển trong con nước triều dâng.
Biển réo ầm ầm trong màu nước thanh thiên, trong trí tuệ bẩm sinh, trong tiếng kêu thần thánh của mình - ôi những nàng trinh nữ!
Như thầy bói Sibylla(2) trong vòng hoa ngồi trên chiếc ghế sắt của mình, Biển sôi ầm ầm trắng xoá…

4
Ô Biển, ta ca tụng Biển, Biển còn đến muôn năm, Biển không biết giận hờn và luôn luôn xứng với lời ca tụng.
Ta mời Biển đến, Biển là khách quí của ta, còn nói về công lao thì ta im lặng
Và không nói một lời về Biển mà ta chỉ nói về sự trị vì của Biển ở trong tim
Như khi ta dâng cống vật bằng xương voi, bằng đá hoa cương
Và lời ca tụng của mình lên chúa đất Suzerain.

Ta chào Biển, trước Biển ta phủ phục, cúi mình mà không thấy thấp hèn
Ta trao cho Biển ân huệ của mình và trước Biển thân thể rung lên
Và khói của sự hài lòng bao phủ lên trí thông minh của người hâm mộ
Và niềm vui từ đó, rằng đã có những lời để với một nụ cười ta nói lời cảm tạ

Và ta kính cẩn trước Người, ôi Biển, ta chào đón Biển quang vinh, rằng sẽ còn lâu trong kí ức của Biển giữ gìn, tựa hồ như ngày lễ của con tim…

5
Mà bởi vì đã từ lâu ta mong ước kín thầm về một trường ca như thế, ta thêm vào những lời thường nhật của mình bức tranh có màu sặc sỡ, vẻ huy hoàng của bao la biển cả – nơi mép rừng giữa màu đen của lá hiện ra mạch máu của thanh thiên và trong những mắt lưới sống động rung rinh có chiếc vảy của con cá vô cùng to lớn!

Và liệu ai có thể chộp được ta bất thình lình cùng với những lời nói kín thầm đằng sau sự bảo vệ đáng tin của nụ cười nhã nhặn? Nhưng giữa những người thân và bè bạn từ lưỡi của ta bỗng tuôn ra những thứ quí hiếm kia – có thể là ở trong góc Vườn thành phố, hay ở trong những hàng rào chạm trổ của Cơ quan Hành chính Quốc gia, hoặc có thể là, có ai đó nhìn ra, giữa những câu nói hững hờ ta đột ngột quay lưng và nhìn về trên ngôi nhà Cơ quan quản lý tàu bè có một con chim đang nhẹ nhàng bay lướt.

Bởi vì trường ca này đã từ lâu ta mơ ước và ta mỉm cười hạnh phúc, bởi vì ta giữ gìn sự chung thủy với trường ca – ta nắm bắt, ta sửng sốt, ta say sưa giống hệt như chú san hô và lắng nghe theo nhịp của thủy triều lên xuống – giống như giờ nửa đêm lang thang trong giấc mộng, giống như sự dâng lên chầm chậm của dòng nước chiêm bao, khi từ chốn xa xôi dòng nước thủy triều vuốt ve lên những dây thừng rất cẩn trọng.

Và từ đâu mà trường ca như thế hiện ra trong đầu – thì đấy là điều đáng để cho ta suy ngẫm. Nhưng mà những trường ca mang lại cho ta niềm vui sướng hân hoan, chẳng lẽ điều này lại còn ít ỏi chăng? Nhưng mà thôi, lạy Chúa! Có lẽ ta phải giữ mình, phòng bị một khi cuộc chuyện trò chưa rẽ quá xa xôi… Hãy nhìn kìa các người, hãy nhìn ra đường phố, hãy nhìn vào chỗ rẽ, những cô con gái đẹp tuyệt vời của Sao chổi Halley, những vị khách của bầu trời trong trang phục của những nàng Vestale(3) bị bầu trời đêm quyến rũ, trong khoảnh khắc họ biết giữ mình giữa bàn tay, trên vòng xoay của hình elíp ấy.

Phu nhân của cuộc hôn nhân không hề môn đăng hộ đối vẫn giấu mình trước người đời ở một nơi xa xôi nào đấy. Ô Biển, bài hát đăng quang cho Biển sẽ là như vậy: “Bài hát cuối cùng của ta! Bài hát cuối cùng của ta!… và người của Biển bài ca này sẽ hát…” Và ta đề nghị những ai không phải bài ca thì sẽ là người chứng kiến cho sự tốt lành của Biển – Biển không có những bức tường, Biển không có hành lang, không khúc hát Aliscans(4), không cổng chính trang nghiêm, Biển không có những đại thần trên những sân gác hình tròn và không có trên những con đường những con thú dữ dằn có cánh.


Ta nhận về những trường ca và nhận về cho mình trách nhiệm. Giống như người hiểu ra sự bắt đầu của sự nghiệp lớn lao theo lời hứa hẹn đã viết ra và giải thích những lời, và điều này Hội những người trao tặng sẽ thỉnh cầu thôi, vì rằng công việc này chính là sứ mệnh. Và sẽ không một ai biết khi nào và ở đâu người này đã viết; thiên hạ sẽ nói với các người rằng đấy là ở khu phố có những kẻ nhẫn tâm và khắc nghiệt, mà có thể là ở khu phố của những người đúc thép – trong giờ nổi dậy của nhân dân – giữa những hồi chuông gọi người ta dập lửa, và tiếng trống báo thức giờ sớm sủa của đồn binh…

Và sáng ra Biển Mới trên vách đá cười lên. Và trên trang sách của người này, giống như một chiếc gương, đang ngắm nhìn một Người Đàn Bà Xa Lạ… Bởi vì đã từ lâu người này mơ ước kín thầm một trường ca như thế, người ấy nhìn ra sứ mệnh của mình trong bản trường ca… Thế rồi trong một buổi chiều vẻ dịu dàng không thể chịu nổi kia làm cho người này chìm nghỉm, thế là người này dám cả gan thú nhận và cảm thấy sốt ruột vô cùng. Người ấy bỗng cười lên và đưa ra lời đề nghị… “Bài hát cuối cùng của ta! Bài hát cuối cùng của ta!… và người của Biển bài ca này sẽ hát!…”
______________

(1)Lãnh chúa Hi Lạp cổ.

(2)Sibylla (Sibyllae) – những người phụ nữ có tài tiên tri. Nổi tiếng nhất là Sibylla ở Cumai (Cumis), người đã xem bói cho Aineas.

(3)Vestale (Vestal Virgins) – theo truyền thuyết La Mã, là những nàng tư tế của nữ thần Vesta, những người giữ gìn ngọn lửa thánh. Những trinh nữ xinh đẹp được chọn từ những gia đình quí tộc Roma và họ phải phụng sự cho nữ thần 30 năm, ai vi phạm lời nguyền sẽ bị chôn sống.

(4)Khúc hát Aliscans – bản anh hùng ca của Pháp do tác giả khuyết danh sáng tác vào khoảng năm 1165.


Thơ tình Paul Claudel


Ballade

Ta đã từng ra đi biết bao lần, nhưng lần này – lần cuối.
Những người thân yêu ta bỏ lại. Con tàu không đợi, ta giã biệt trên đường.
Cảnh như thế này lặp lại đã nhiều lần, nhưng lần này – lần cuối.
Còn các bạn nghĩ rằng: ta biết đi đâu? Ta đang đi – hãy nhìn xem.
Vĩnh biệt mẹ! Sao mẹ khóc như người đang còn hy vọng hay ngờ vực?
Cái điều không thể khác, không đáng khóc, không đáng để nước mắt rơi từ đôi mắt của ta.
Hay các bạn quên rằng ta là bóng và đi, như bóng, các bạn cũng là bóng, bóng ma?

Ta đã không còn bao giờ gặp mặt.

Ta chia tay những người phụ nữ: những người vợ chung thủy, những bạn gái, những người đáng trách.
Đã đành với tiếng thì thầm của phụ nữ: ta cô đơn, ta nhẹ nhàng như đứng trước tận cùng.
Nhưng trong giây phút cuối, trong giờ này ủ rũ và trang nghiêm
Cho phép ta nhìn vào gương mặt của em, một khi ta chưa trở thành người khác
Một khi ta chưa biến mất. Hãy cho ta nhìn vào gương mặt của em! Còn sau đấy thì em sẽ nhìn kẻ khác
Nhưng em hãy nói với ta dù chỉ một lời, rằng em sẽ yêu đứa con
Đứa con trai, linh hồn và máu của ta: cái tên "cha" sẽ trao cho người khác.

Ta đã không còn bao giờ gặp mặt.

Vĩnh biệt nhé, bạn bè! Ta ở quá xa để có thể làm cho bạn bè tin tưởng
Chỉ sự tò mò và mạnh dạn. Mặt đất mà các bạn chưa từ giã một lần, gọi là bền vững cho mình.
Hãy để lại những thứ gì ta đã nhận, như một món quà, như mạch nguồn của sự vui vẻ bất thình lình:
Hiểu biết về sự uổng công và cái chết của con người, chỉ có ở những ai cho rằng mình đang sống.
Tất cả vẫn còn đây: khôn ngoan và đần độn, trống rỗng và dày đặc.
"Cuộc sống tự do, khoa học và nghệ thuật…" Ô, những anh em này có còn ở trong ta?
Có cho phép ra đi, nếu tĩnh lặng các người không thể đem cho?

Ta đã không còn bao giờ gặp mặt.

Lời gửi

Các bạn ở lại, chúng tôi đã lên tàu, những cánh cửa lúc này đóng chặt.
Không còn gì ngoài khói trên trời. Đừng đợi rằng chúng tôi sẽ còn quay lại trần gian.
Không còn gì ngoài mặt trời và nước của Chúa Trời, như trong buổi đầu tiên.

Ta đã không còn bao giờ gặp mặt.

Ballade

Nous sommes partis bien des fois déjà, mais cette fois est la bonne.
Adieu, vous tous à qui nous sommes chers, le train qui doit nous prendre n’attend pas.
Nous avons répété cette scène bien des fois, mais cette fois-ci est la bonne.
Pensiez-vous donc que je ne puis être séparé de vous pour de bon ? alors vous voyez que ce n’est pas le cas.
Adieu, mère. Pourquoi pleurer comme ceux qui ont de l’espérance ?
Les choses qui ne peuvent être autrement ne valent pas une larme de nous.
Ne savez-vous pas que je suis une ombre qui passe, vous-même ombre en transparence ?

Nous ne reviendrons plus vers vous.

Et nous laissons toutes les femmes derrière nous, les vraies épouses, et les autres, et les fiancées.
C’est fini de l’embarras des femmes et des gosses, nous voilà tout seuls et légers.
Pourtant à ce dernier moment encore, à cette heure solennelle et ombragée,
Laisse-moi voir ton visage encore, avant que je ne sois le mort et l’étranger,
Avant que dans un petit moment je ne sois plus, laisses moi voir ton visage encore ! avant qu’il soit à un autre.
Du moins, prends bien soin où tu seras de l’enfant, l’enfant qui nous était né de nous,
De l’enfant qui est dans ma chair et mon âme et qui donnera le nom de père à un autre.

Nous ne reviendrons plus vers vous.

Adieu, amis ! Nous arrivions de trop loin pour mériter votre croyance.
Seulement un peu d’amusement et d’effroi. Mais voici le pays jamais quitté qui est familier et rassurant.
Il faut garder notre connaissance pour nous, comprenant, comme une chose donnée dont l’on a d’un coup la jouissance,
L’inutilité de l’homme et le mort en celui qui se croit vivant.
Tu demeures avec nous, certaine connaissance, possession dévorante et inutile !
« L’art, la science, la vie libre »…, -ô frères, qu’y a-t-il entre vous et nous ?
Laissez-moi seulement m’en aller, que ne me laissiez-vous tranquille ?

Nous ne reviendrons plus vers vous.

Envoi
Vous restez vous, et nous sommes à bord, et la planche entre nous est retirée.
Il n’y a plus qu’un peu de fumée dans le ciel, vous ne nous reverrez plus avec vous.
Il n’y a plus que le soleil éternel de Dieu sur les eaux qu’Il a créées.

Nous ne reviendrons plus vers vous.