Scarborough
Fair
Bạn đi về hội chợ Scabôrô?
Rau mùi thơm, hương thảo, ngải, rau ngò
Cho gửi lời thăm đến chàng ở đó
Một thuở là người yêu dấu của ta.
Nhắn giúp chàng hãy may chiếc áo hoa
Rau mùi thơm, hương thảo, ngải, rau ngò
Áo không hề có đường may, khớp nối
Thì lại là người yêu dấu của ta.
Nhắn giùm chàng giặt áo ở giếng kia
Rau mùi thơm, hương thảo, ngải, rau ngò
Giếng luôn khô, không bao giờ có nước
Thì lại là người yêu dấu của ta.
Nhắn với chàng kiếm vạt đất cho ta
Rau mùi thơm, hương thảo, ngải, rau ngò
Giữa nước biển mặn và bờ chắn sóng
Thì lại là người yêu dấu của ta.
Nhắn với chàng gặt lúa bằng liềm da
Rau mùi thơm, hương thảo, ngải, rau ngò
Gom tất cả, dùng thạch nam bó lại
Thì lại là người yêu dấu của ta.
Bạn đi về hội chợ Scabôrô?
Rau mùi thơm, hương thảo, ngải, rau ngò
Cho gửi lời thăm đến chàng ở đó
Một thuở là người yêu dấu của ta.
Are you going to Scarborough Fair?
Parsley, sage, rosemary and thyme
Remember me to one who lives there
He once was a true love of mine
Tell him to make me a cambric shirt
Parsley, sage, rosemary and thyme
Without no seams nor needle work
Then he'll be a true love of mine
Tell him wash it in yonder dry well
Parsley, sage, rosemary and thyme
Where ne'er a drop of water e'er fell
And then he'll be a true love of mine
Tell him to find me an acre of land
Parsley, sage, rosemary and thyme
Between salt water and the sea strands
Then he'll be a true love of mine
Tell him to reap it with a sickle of leather
Parsley, sage, rosemary and thyme
And gather it all in a bunch of heather
Then he'll be a true love of mine
Are you going to Scarborough Fair?
Parsley, sage, rosemary and thyme
Remember me to one who lives there
He once was a true love of mine
Hội chợ Scabôrô (tiếng Anh: Scarborough Fair) – là bài hát dân ca kể về câu chuyện của một chàng trai đã nhờ người nghe (dĩ nhiên là nếu người này đi về Hội chợ Scarborough) chuyển đến người yêu cũ của mình rằng nếu như nàng làm được cho chàng một số nhiệm vụ bất khả thi (may cho chàng một chiếc áo mà không hề có đường may, khớp nối, sau đó phải giặt áo này trong một cái giếng khô, không hề có nước vv…), thì chàng sẽ cho phép nàng quay trở lại với tình xưa.
Đấy là khi người hát là nam, còn nếu người hát là nữ thì đối tượng sẽ là ngược lại. Đôi khi bài này được hát song ca, tùy theo cách dàn dựng: cô gái trong câu trả lời của mình cũng yêu cầu chàng trai một số nhiệm vụ bất khả thi khác và hứa hẹn rằng sẽ may cho chàng chiếc áo như chàng mong muốn ngay sau khi nó được may xong.
Điệp khúc: Rau mùi thơm, hương thảo, ngải, rau ngò có vẻ khó hiểu đối với người hiện đại, đặc biệt với những người ở những nền văn hóa khác, tuy vậy nó chứa đựng rất nhiều ý nghĩa ở châu Âu thời trung cổ. Rau mùi thơm là biểu tượng của tình yêu và nỗi nhớ. Các thầy thuốc thời đó khuyên dùng rau mùi thơm ngoài việc trợ tiêu hóa và loại bỏ vị cay đắng còn có một mục đích tâm linh. Hương thảo là biểu tượng của sự chung thủy trong tình yêu. Ở Anh và một số nước châu Âu có tục lệ cài nhánh hương thảo lên mái tóc của cô dâu trong ngày cưới. Ngải tượng trưng cho lòng dũng cảm và rau ngò tượng trưng cho sức mạnh. Ngày xưa các hiệp sĩ thường cho ngải hoặc rau ngò vào tấm khiên của mình mỗi khi đi ra chiến trận.
Bất cứ ai thể hiện bài hát này, bằng cách nhắc đến bốn loại thảo mộc, đều có một mong muốn rằng anh (hoặc cô) yêu quý sẽ làm dịu đi sự cay đắng tồn tại giữa hai người. Mong có sức mạnh để vượt qua nghịch cảnh, để chung thủy với nhau và lòng can đảm để thực hiện những điều bất khả thi, để được quay về với nhau càng sớm chừng nào hay chừng nấy.
Nội dung của bài dân ca này dường như có một cái gì đó chung với một bài ballad Scotland “The Elfin Knight – Chàng hiệp sĩ Elfin”. Trong bài ballad này hiệp sĩ Elfin dọa bắt cóc một cô gái trẻ xinh đẹp để làm người tình, nếu cô không thực hiện được một nhiệm vụ bất khả thi, và cô gái đã trả lời bằng một loạt các công việc mà trước hết hiệp sĩ phải thực hiện cái đã, rồi sau đó nếu chàng làm được, cô sẽ đồng ý làm người tình.
Giai điệu của bài dân ca này là một đặc trưng của các bản ballad tiếng Anh thời trung cổ.
Bài dân ca này được nhạc sĩ Phạm Duy chuyển sang lời Việt và đã trở thành bài hát nổi tiếng. Điệp khúc: Rau mùi thơm, hương thảo, ngải, rau ngò (Parsley, sage, rosemary and thyme (tiếng Anh) – Persil, sauge, romarin et thym (tiếng Pháp) được Phạm Duy thay bằng hình ảnh giàn thiên lý đã xa là một sự sáng tạo rất dễ thương mặc dù nội dung thì không chuyển được ý nghĩa của những việc làm bất khả thi do chàng (hoặc nàng) yêu cầu. Ngay cả việc mua một miếng đất ở ngay bên giáo đường (trong bản của Phạm Duy) thì cũng không hề khó ở thời buổi kinh tế thị trường, miễn là có tiền. Đã đành, nhạc sĩ Phạm Duy không chú trọng chuyển những nội dung này mà chỉ cần chuyển đúng giai điệu và sáng tạo những hình ảnh khác rất đẹp để thay thế thì cũng là việc rất thành công rồi, tuy nhiên, một sự so sánh như vậy cũng cho thấy vài điều thú vị.
Xin phép được nhắc lại là chàng (nàng) đã yêu cầu đối tượng may một chiếc áo mà không hề có đường may, khớp nối, sau đó phải giặt áo này trong một cái giếng khô, không hề có nước. Nhiệm vụ tiếp theo là mua cho chàng (nàng) một mẫu đất ở giữa nước biển mặn và bờ chắn sóng. Cuối cùng là phải gặt lúa bằng liềm da, sau đó dùng thạch nam bó lại. Những điểm này ta thấy gần với hình ảnh Lá diêu bông của Hoàng Cầm và Trần Tiến (trong bài hát Sao em nỡ vội lấy chồng).
MỘT SỐ BÀI HÁT KHÁC:
La Isla Bonita (Madonna) - Always Somewhere - Lorelei (Scorpions)
Hội chợ Scabôrô (tiếng Anh: Scarborough Fair) – là bài hát dân ca kể về câu chuyện của một chàng trai đã nhờ người nghe (dĩ nhiên là nếu người này đi về Hội chợ Scarborough) chuyển đến người yêu cũ của mình rằng nếu như nàng làm được cho chàng một số nhiệm vụ bất khả thi (may cho chàng một chiếc áo mà không hề có đường may, khớp nối, sau đó phải giặt áo này trong một cái giếng khô, không hề có nước vv…), thì chàng sẽ cho phép nàng quay trở lại với tình xưa.
Đấy là khi người hát là nam, còn nếu người hát là nữ thì đối tượng sẽ là ngược lại. Đôi khi bài này được hát song ca, tùy theo cách dàn dựng: cô gái trong câu trả lời của mình cũng yêu cầu chàng trai một số nhiệm vụ bất khả thi khác và hứa hẹn rằng sẽ may cho chàng chiếc áo như chàng mong muốn ngay sau khi nó được may xong.
Điệp khúc: Rau mùi thơm, hương thảo, ngải, rau ngò có vẻ khó hiểu đối với người hiện đại, đặc biệt với những người ở những nền văn hóa khác, tuy vậy nó chứa đựng rất nhiều ý nghĩa ở châu Âu thời trung cổ. Rau mùi thơm là biểu tượng của tình yêu và nỗi nhớ. Các thầy thuốc thời đó khuyên dùng rau mùi thơm ngoài việc trợ tiêu hóa và loại bỏ vị cay đắng còn có một mục đích tâm linh. Hương thảo là biểu tượng của sự chung thủy trong tình yêu. Ở Anh và một số nước châu Âu có tục lệ cài nhánh hương thảo lên mái tóc của cô dâu trong ngày cưới. Ngải tượng trưng cho lòng dũng cảm và rau ngò tượng trưng cho sức mạnh. Ngày xưa các hiệp sĩ thường cho ngải hoặc rau ngò vào tấm khiên của mình mỗi khi đi ra chiến trận.
Bất cứ ai thể hiện bài hát này, bằng cách nhắc đến bốn loại thảo mộc, đều có một mong muốn rằng anh (hoặc cô) yêu quý sẽ làm dịu đi sự cay đắng tồn tại giữa hai người. Mong có sức mạnh để vượt qua nghịch cảnh, để chung thủy với nhau và lòng can đảm để thực hiện những điều bất khả thi, để được quay về với nhau càng sớm chừng nào hay chừng nấy.
Nội dung của bài dân ca này dường như có một cái gì đó chung với một bài ballad Scotland “The Elfin Knight – Chàng hiệp sĩ Elfin”. Trong bài ballad này hiệp sĩ Elfin dọa bắt cóc một cô gái trẻ xinh đẹp để làm người tình, nếu cô không thực hiện được một nhiệm vụ bất khả thi, và cô gái đã trả lời bằng một loạt các công việc mà trước hết hiệp sĩ phải thực hiện cái đã, rồi sau đó nếu chàng làm được, cô sẽ đồng ý làm người tình.
Giai điệu của bài dân ca này là một đặc trưng của các bản ballad tiếng Anh thời trung cổ.
Bài dân ca này được nhạc sĩ Phạm Duy chuyển sang lời Việt và đã trở thành bài hát nổi tiếng. Điệp khúc: Rau mùi thơm, hương thảo, ngải, rau ngò (Parsley, sage, rosemary and thyme (tiếng Anh) – Persil, sauge, romarin et thym (tiếng Pháp) được Phạm Duy thay bằng hình ảnh giàn thiên lý đã xa là một sự sáng tạo rất dễ thương mặc dù nội dung thì không chuyển được ý nghĩa của những việc làm bất khả thi do chàng (hoặc nàng) yêu cầu. Ngay cả việc mua một miếng đất ở ngay bên giáo đường (trong bản của Phạm Duy) thì cũng không hề khó ở thời buổi kinh tế thị trường, miễn là có tiền. Đã đành, nhạc sĩ Phạm Duy không chú trọng chuyển những nội dung này mà chỉ cần chuyển đúng giai điệu và sáng tạo những hình ảnh khác rất đẹp để thay thế thì cũng là việc rất thành công rồi, tuy nhiên, một sự so sánh như vậy cũng cho thấy vài điều thú vị.
Xin phép được nhắc lại là chàng (nàng) đã yêu cầu đối tượng may một chiếc áo mà không hề có đường may, khớp nối, sau đó phải giặt áo này trong một cái giếng khô, không hề có nước. Nhiệm vụ tiếp theo là mua cho chàng (nàng) một mẫu đất ở giữa nước biển mặn và bờ chắn sóng. Cuối cùng là phải gặt lúa bằng liềm da, sau đó dùng thạch nam bó lại. Những điểm này ta thấy gần với hình ảnh Lá diêu bông của Hoàng Cầm và Trần Tiến (trong bài hát Sao em nỡ vội lấy chồng).
MỘT SỐ BÀI HÁT KHÁC:
La Isla Bonita (Madonna) - Always Somewhere - Lorelei (Scorpions)
Chiếc lá bay đi - Đôi bờ - Triệu bông hồng thắm
...................................
............................................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét